Nhân tượng - khó, khổ mà… vui!

Nhân tượng - khó, khổ mà… vui!
TP - Sử dụng nhân tượng (người bằng xương, bằng thịt đóng thế) trong các sự kiện được tổ chức tại Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút đông đảo nhiều bạn trẻ có năng khiếu và đam mê nghệ thuật tham gia.

Lê Đại Thảo Hiền - sinh viên (SV) Trường nghiệp vụ du lịch Sài Gòn đến với nghề rất tình cờ nhờ lợi thế về ngoại hình.

“Ngày đó, diễn viên làm nhân tượng cho một chương trình đã gần đủ, có rất nhiều bạn SV muốn tham gia nhưng tôi có được ưu tiên nhờ chiều cao trên 1m60 nên trúng tuyển. Quấn một tấm vải mỏng lên người, hóa trang cho người trắng toát, đứng, ngồi bất động theo nhiều tư thế... là những công việc một nhân tượng phải làm”- Hiền cho biết.

Trải qua gần một tuần tập luyện, Hiền đã có thể đứng trên bục diễn với một hình hài hoàn toàn mới là... người tượng.

Những công đoạn một nhân tượng phải trải qua trước khi biểu diễn không nhiều nhưng ở giai đoạn nào cũng đòi hỏi sự kiên trì và lòng yêu nghề diễn.

“Đầu tiên là tập và biểu diễn theo yêu cầu của các chương trình, tiếp đến công đoạn người họa sĩ hóa trang lên cơ thể theo ý tưởng thể hiện. Phần cuối là diễn xuất trên sân khấu. Tùy vào độ khó của chương trình mà nhân tượng phải tập đứng trong bao lâu và khi nào thì có thể đổi tư thế để đỡ mỏi. Những ngày đầu vào nghề, chân tay tôi mỏi nhừ, không thể cử động được”, Hiền cho biết thêm.

Cũng theo Hiền, yếu tố quan trọng nhất khi làm nghề nhân tượng là sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Nếu chương trình yêu cầu, có lúc người tượng phải đứng khoảng một giờ 30 phút, sau đó mới được di chuyển, tạo thế đứng khác. “Đây có lẽ là nghề làm thêm thú vị và vui nhất mà tôi tham gia”- Hiền khẳng định.

Trong chương trình giới thiệu một sản phẩm bia của Pháp, khách tham quan bị thu hút bởi những pho tượng được trang trí, sơn vẽ độc đáo, trưng bày giữa khán phòng góp phần tạo nên một không gian cổ điển của Pháp.

Nhớ nhất là lần diễn trên Buôn Ma Thuật, thời tiết lạnh mà đứng ngoài trời, lại rất nhiều con thiêu thân thấy ánh sáng liền bay vào, nhân tượng lúc đó chỉ còn biết cắn răng chịu đựng chờ diễn xong. Hay như Trần Thị Mỹ Dung, SV trường ĐH Kinh tế TPHCM kể lại lần khách tham quan cá cược nhân tượng là người thật hay người giả. “Có cô bé chạy lại véo mạnh vào tay tôi rồi hét toáng lên là có... ma”.

“Nam làm nhân tượng đỡ cực hơn nữ vì dù sao bạn nữ cũng gặp nhiều khó khăn khi chỉ mặc những chiếc áo ôm sát hoặc quấn tấm khăn mỏng xuất hiện chỗ đông người. Nhưng làm lâu thì quen và nhân tượng được đông đảo khách tham quan đón nhận. Vui nhất là những lúc họ nghĩ mình là tượng nên thoải mái bàn tán, chỉ trỏ, chụp hình... Lắng nghe chuyện trong vai trò mình là tượng rất thú vị”- Phạm Văn Lâm- SV trường CĐ nghề Thủ Đức chia sẻ.

Cô chủ 8X

Nói đến nghề nhân tượng không thể không nhắc đến Nguyễn Thị Mỹ Hạnh- GĐ công ty Táo Xanh chuyên đào tạo, cung cấp nhân tượng trong các Event. Cô chủ 8X này xuất thân là SV trường ĐH Mỹ thuật TPHCM, có mối lương duyên với nhân tượng. Từ khi còn là SV năm thứ 3, Hạnh đã tham gia biểu diễn và “lôi kéo” bạn bè vào nghề như mình.

“Ở nước ngoài, nhân tượng đã phát triển rầm rộ nhưng ở VN còn khá mới. Khi quyết định theo nghề là quyết định mạo hiểm và... lì”- Mỹ Hạnh chia sẻ về bí quyết theo nghề nhân tượng.

Ban đầu chỉ diễn ở các hội chợ, chỉ đến khi được mọi người đón nhận nồng nhiệt và cá Cty PR đặt hàng thì Hạnh mạnh dạn đầu tư hơn.

“Không có đam mê nghệ thuật thì không thể theo nghề được, mình làm nghệ thuật khi nhìn những nam, nữ mặc đồ bó sát thân thể hoặc vải mỏng thấy bình thường nhưng mọi người không thấy như vậy. Vì thế, kết hợp giữa trang phục, ý tưởng, đường nét làm sao để không phô, dễ chấp nhận là rất khó”.

Theo Mỹ Hạnh, khó nhất của nghề nhân tượng là Body Painting (vẽ lên người), ngoài hóa trang làm tượng bình thường, có thêm một công đoạn nữa là vẽ và trang trí lên cơ thể.

Trực tiếp tham gia làm nhân tượng, Mỹ Hạnh thấu hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm để nhân tượng khi biểu diễn không thấy mỏi, mệt: “Có những chương trình hay lạm dụng ánh sáng để làm nhân tượng nổi bật. Như vậy khiến diễn viên rất mỏi mắt.

Mỗi lần biểu diễn, diễn viên thường phải hóa trang lên người rất nhiều loại mỹ phẩm cho nên tôi đã thử hàng tháng trời để tìm ra những loại mỹ phẩm tránh dị ứng cho diễn viên. Làm sao để mỹ phẩm vừa trắng (để giống tượng), vừa dày (che da thịt diễn viên), vừa bóng (cho tượng hấp dẫn) và đủ độ bám để đáp ứng được yêu cầu sự kiện”.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.