Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên

Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên
TPO - Không chỉ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống nước tự chảy... Dự án giảm nghèo Tây Nguyên đã cải thiện đời sống người dân bằng nhiều tiểu dự án sinh kế hiệu quả như nuôi dê bách thảo, nuôi bò cỏ, lợn rừng lai...

Mô hình giúp người dân thoát nghèo

Cuộc sống của nhiều hộ nghèo ở làng Chưp (xã Pơ Lang, huyện Mang Yang, Đắk Lắk) ngày càng khởi sắc với tiểu dự án nuôi dê lai sinh sản từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên huyện Mang Yang. Đây là một trong số hơn 1,8 nghìn tổ nhóm sinh kế với mô hình kinh tế hiệu quả của Dự án.

 Tiểu dự án được thực hiện từ tháng 5/2017 với nguồn vốn gần 400 triệu đồng. Cụ thể ban quản lý dự án giảm nghèo huyện Mang Yang hỗ trợ 175 triệu đồng, số còn lại là vốn đối ứng từ 20 thành viên (trong đó 17 hộ nghèo và cận nghèo, 3 hộ khá) nhóm tiểu dự án.

Không chỉ được hỗ trợ vốn, các thành viên tiểu dự án được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc dê như làm chuồng trại vệ sinh, tiêm vác-xin, phòng chống dịch bệnh dê thường mắc như tiêu chảy, đau mắt...

Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên ảnh 1 Các thành viên trong nhóm tiểu dự án chăm sóc dê. Ảnh: BTC

Nhờ đó các thành viên trong tiểu dự án đều thuần thục các thao tác như những bác sỹ thú y; biết cách chăm sóc giúp dê sinh trưởng, phát triển tốt. Một số con đã sinh sản, trung bình một dê cái có thể sinh sản 2-3 lứa/năm, mỗi lần sinh 1-2 con. Từ 44 con giống ban đầu, đến nay đàn đã phát triển hơn 70 con. Kế hoạch của nhóm tiểu dự án, dê con nuôi lớn sẽ bán đi một nửa để cải thiện thu nhập, một phần tích lũy để tiếp tục tái đầu tư.

Theo đánh giá của Ban phát triển xã Pơ Lang, tiểu dự án nuôi dê sinh sản không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống mà còn phát huy được lợi thế của địa phương; mở ra hướng sản xuất chăn nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao; thay đổi tập quán chăn nuôi, thả rông gia súc của người dân tộc thiểu số địa phương.
Mô hình nuôi dê lai sinh sản là 
Hàng nghìn dự án cơ sở hạ tầng, sinh kế
 Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên (2014 - 2019). Chủ trì hội nghị có ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Ban Điều phối Dự án Trung ương Giảm nghèo Tây Nguyên; bà Keiko Inoue, Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên ảnh 2 Hội nghị tổng kết tại Hà Nội. Ảnh: Xuân Tùng

Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tập trung phát triển cộng đồng tại 130 xã khó khăn nhất của 26 huyện nghèo thuộc 6 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Theo báo cáo, sau 5 năm thực hiện, Dự án đã thực hiện hơn 2,1 nghìn tiểu dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm xay mới và cải tạo đường nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, xây dựng hệ thống nước tự chảy... Xây dựng hơn 439 km đường nông thôn. Kiên cố hóa kênh mương và đập thủy lợi tại một số xã, mở rộng vùng tưới lên hơn 4 nghìn ha, góp phần tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng hàng năm. Dự án xây dựng 73 cầu treo, một số cống và ngầm tràn; 141 hệ thống nước tự chảy cung cấp nước sạch cho hơn 1 nghìn hộ dân.

 Dự án còn hỗ trợ trực tiếp người dân thực hiện các mô hình sinh kế thông qua hơn 4,5 nghìn tiểu dự án sinh kế với loại hình trồng trọt hoặc chăn nuôi. Người dân được dự án hướng dẫn tự thành lập hơn 4,1 nghìn tổ nhóm cải thiện sinh kế để liên kết các hộ có cùng mục tiêu và loại hình trồng trọt hoặc chăn nuôi. Trong đó, 42 tổ nhóm là tổ nhóm liên kết thị trường.

Đến nay có gần 59  nghìn hộ nghèo và cận nghèo được hỗ tợ trực tiếp được hỗ trợ trực tiếp từ dự án cho các hoat động sinh kế bao gồm con giống như bò, dê, gà, lợn... để nuôi sinh sản và cây giống lúa, ngô, dứa, chuối... Hiện, hơn 1,8 nghìn tổ nhóm sinh kế vẫn duy trì hoạt động. Một số mô hình kinh tế hộ đang mang lại hiệu quả rất cao như nuôi heo rừng lai, dê bách thảo, bò cỏ...

Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên ảnh 3 Dịp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao tặng bằng khen, kỷ niệm chương vì nghiệp ngành
Nhiều mô hình dự án xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên ảnh 4  

Từ góc nhìn địa phương thực hiện,  ông Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư Đắk Nông, Phó Giám đốc dự án giảm nghèo tây nguyên tỉnh Đắk Nông đánh giá dự án đã thành công khi tập trung đầu tư đường giao thông góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết của người dân.

Bên cạnh đó, các tiểu dự án phát triển sinh kế dù quy mô nhỏ, chưa tạo ra được giá trị cao nhưng có sức ảnh hưởng lớn, phù hợp với đối tượng người nghèo vùng sâu vùng xa, đặc biệt là đồng bào dân tộc bản địa. "Dự án đã có cách tiếp cận tương đối đơn giản, dễ thực hiện thu hút sự tham gia của cộng đồng. Người nghèo, người dân tộc thiểu số được tham gia quá trình ra quyết định của địa phương; có cơ chế quản lý vận hành linh hoạt", ông Tuấn Anh đánh giá.

Là một trong những địa phương hưởng lợi từ dự án, ông Phùng Tô Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi cho biết: Dự án đã góp phần giúp người dân giảm được khó khăn trong việc đi lại, gián tiếp tác động đến việc nâng cao thu nhập cho người dân nhờ bán được giá nông sản cao hơn từ khi cơ sở hạn tậng được đầu tư, nâng cấp. Các công trình nhà văn hóa, công trình thủy lợi, trường học... cũng đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội các địa phương trong vùng dự án.

Cải thiện đời sống, tăng thêm các cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ngành nghề và thị trường sản phẩm cho nhân dân các vùng dân tộc và đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số ở trong vùng dự án của huyện Sơn Hà.

Góp phần phát triển sinh kế cho người dân tỏng vùng, tạo thêm các dịch vụ thị trường, y tế, văn hóa, giáo dục và quan trọng nhất là giúp người dân trong vùng dự án thoát nghèo, giảm nghèo bền vững

MỚI - NÓNG