Tư liệu tham khảo cuộc thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS  Hồ Chí Minh”:

Những đoàn viên cộng sản đầu tiên

Những đoàn viên cộng sản đầu tiên
Bác Hồ đã dạy : “Khi nói đến lịch sử Đoàn chúng ta nên đi ngược lên đến năm 1925”. Và cũng chính vì vậy khi nói đến những đoàn viên đầu tiên do Bác trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo chúng ta phải tìm về nguồn cội...

Mùa hè năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Nga dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V.

Những người lãnh đạo Quốc tế thanh niên cộng sản (tổ chức này do V.I.Lênin trực tiếp sáng lập từ năm 1919) tha thiết mời Nguyễn Ái Quốc tham gia ban trù bị Đại hội Quốc tế Thanh niên cộng sản lần thứ IV. Giữa bộn bề công việc đang đến với mình nhưng Nguyễn không thể từ chối.

Người yêu cầu lập ngay một nhóm làm việc trong đó có các đồng chí như Đa Lin, Phó trưởng Ban quốc tế của Quốc tế thanh niên cộng sản, Trương Thái Lôi, người anh hùng của Công xã Quảng Châu (Trung Quốc) sau này v.v...

Điều làm cho Nguyễn Ái Quốc hết sức trăn trở nhiều năm nay là tình trạng “Thiếu tổ chức và người tổ chức” ở các thuộc địa tuy “luồng gió mới” của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã làm dấy lên tinh thần đấu tranh ở những nơi còn phải chìm đắm trong đêm đen nô lệ; nhưng chỉ với tinh thần thôi mà “thiếu tổ chức, thiếu người tổ chức” thì liệu những người đang bị đọa đày ấy sẽ làm được điều gì ?

Ngày 15/7/1924, Đại hội Quốc tế Thanh niên cộng sản lần thứ IV diễn ra trọng thể tại hội trường Công Đoàn ở Matxcơva.

Nguyễn Ái Quốc với tư cách là ủy viên Đoàn chủ tịch lãnh đạo Đại hội mang thẻ đại biểu số 94, đại biểu duy nhất của thanh niên Đông Dương và cũng là đại biểu duy nhất của toàn thể thanh niên các nước thuộc địa từ Á sang Phi đã phát biểu nhiều lần tại các phiên họp chung ở hội trường.

Song, giờ phút đáng nhớ và gây xúc động nhất chính là lúc Nguyễn Ái Quốc trình bày bản dự thảo “Luận cương về thanh niên thuộc địa” do chính Người chủ trì soạn thảo (1).

Chỉ một năm sau, tác giả chính của “Luận cương về thanh niên thuộc địa” (2) nổi tiếng ấy có mặt ở Quảng Châu. Tại “Thủ đô cách mạng của châu Á” này, Nguyễn Ái Quốc đã mở trường, cho xuất bản báo để bồi dưỡng, đào tạo các lớp thanh niên yêu nước Việt Nam từ tổ quốc mình dũng cảm vượt qua vòng vây của kẻ thù đi tìm chân lý cứu nước.

Từ giờ phút này (giữa năm 1925) Nguyễn Ái Quốc bắt đầu quá trình chuẩn bị sáng lập một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam cùng một tổ chức thanh niên cộng sản Việt Nam làm đội hậu bị cho Đảng, làm lực lượng nòng cột cho phong trào thanh niên yêu nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chính vì vậy Bác Hồ đã dạy : “Khi nói đến lịch sử Đoàn chúng ta nên đi ngược lên đến năm 1925” (3) và cũng chính vì vậy khi nói đến những đoàn viên đầu tiên do Bác trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo chúng ta phải tìm về nguồn cội.

____

(1) (2) “Nguyễn Ái Quốc là tác giả chính bản luận cương về thanh niên thuộc địa” - trích luận án phó tiến sĩ sử học mã số 50304 của Văn Tùng công bố trên báo Nhân dân số ra ngày 8/4/1990 nhân tiến tới kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1990.

(3)“Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam”, NXBTN-2004-tr.5.

(Số sau: 2- Từ 8 thiếu niên ngày ấy)

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.