Những mốc son lịch sử của Đoàn

Thanh niên tham gia xây dựng công trình miền núi Ảnh: Hồng Vĩnh
Thanh niên tham gia xây dựng công trình miền núi Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26-3, Hội nghị Ban chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 2 bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý nghĩa đặc biệt dẫn tới sự ra đời của Đoàn: Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 năm 1961 quyết định lấy ngày 26 - 3 - 1931 làm ngày thành lập Đoàn.

>> Những người đóng nhiều vai

>> 80 thủ lĩnh Đoàn xuất sắc báo công dâng Bác

Thanh niên tham gia xây dựng công trình miền núi Ảnh: Hồng Vĩnh
Thanh niên tham gia xây dựng công trình miền núi. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Quá trình rèn luyện, cống hiến và trưởng thành

1. Cao trào đấu tranh những năm 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) cộng sản đầu tiên của Đoàn.

Người ĐVTN cộng sản Lý Tự Trọng để lại tấm gương oanh liệt của với câu nói bất hủ: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác”. Câu nói trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ Việt Nam.

2. Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên tuổi trẻ cả nước góp phần xứng đáng vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa, xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng, hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng, nam, nữ thanh niên đứng lên cùng toàn dân đấu tranh kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

3. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954, Đoàn Thanh niên hoạt động công khai dưới chế độ mới và trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng, tổ chức. Năm 1946, với ý chí Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, thanh niên cả nước một lòng cùng toàn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập, tự do.

Qua 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Đoàn thanh niên đã hiến dâng cho Tổ quốc hàng chục vạn thanh niên ưu tú, gần 3 triệu người tham gia bộ đội chủ lực, 5 triệu lượt người tham gia dân quân du kích, công nhân hỏa tuyến .

4. Trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, phong trào Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước đã có 2 triệu ĐVTN đăng ký tình nguyện, 6 vạn ĐVTN thực hiện vượt mức kế hoạch, 22 ngàn thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 ĐVTN được tặng danh hiệu Anh hùng lao động...

5. Trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đoàn động viên tầng lớp thanh niên tham gia vào 2 phong trào 3 sẵn sàng 5 xung phong. Có 7 triệu ĐVTN đăng ký tình nguyện; 21.000 ĐVTN tham gia chống Mỹ, cứu nước; 1,5 triệu ĐVTN nhận nhiệm vụ khó mà Đảng yêu cầu. Đại thắng mùa xuân 1975 lại tô thắm thêm truyền thống của Đoàn.

6. Đất nước thống nhất, theo đường lối đổi mới của Đảng, Đoàn phát động phong trào Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có 1,5 triệu đoàn viên đăng ký tình nguyện xây dựng 23.639 công trình thanh niên.

Trong phong trào 3 xung kích làm chủ tập thể có 2 triệu ĐVTN đăng ký, 62.715 công trình thanh niên, 6.000 tập thể đạt danh hiệu tập thể học sinh XHCN, 1.195 ĐVTN được tặng Huy chương tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

7. Trong công cuộc đổi mới của Đảng, tuổi trẻ đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước động viên hàng triệu ĐVTN tham gia.

Các phong trào “Xứng danh anh Bộ đội Cụ Hồ” thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, Đoàn kết 3 lực lượng, Đền ơn đáp nghĩa, Sản xuất, kinh doanh giỏi, 3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường, Dạy tốt, học tốt. Học vì ngày mai lập nghiệp, Mùa hè xanh, Hiến máu tình nguyện, Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích, Khi Tổ quốc cần... là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (1997) khẳng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX (2007) quyết định 2 phong trào Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và Bốn đồng hành với thanh niên, lập thân, lập nghiệp, tạo được cảm hứng mới trong toàn Đoàn và sự đồng cảm, hưởng ứng của xã hội...

Để ghi nhận công lao to lớn của tuổi trẻ Việt Nam 80 năm qua, Đảng và Nhà nước tặng cho Đoàn và phong trào thanh niên 10 Huân chương Kháng chiến, 13 huân chương lao động, 1 huân chương Độc lập, 3 huân chương Hồ Chí Minh, 2 huân chương Sao vàng và hàng trăm đoàn viên thanh niên được Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng.

Từ năm 1931 đến nay, Đoàn đổi tên nhiều lần để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ:

- Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương

- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

- Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương

- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam

- Từ 10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

- Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.