Ở hai đầu nỗi nhớ

Gia đình đồng chí Trần Quang Huy và cô giáo Nguyễn Thị Thảo
Gia đình đồng chí Trần Quang Huy và cô giáo Nguyễn Thị Thảo
TP - Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình, sự đồng điệu về tâm hồn, lý tưởng sống giúp mối tình giữa người chiến sĩ và kỹ sư tâm hồn luôn kết trái ngọt lành.
Gia đình đồng chí Trần Quang Huy và cô giáo Nguyễn Thị Thảo
Gia đình đồng chí Trần Quang Huy và cô giáo Nguyễn Thị Thảo.

Thiếu tá Đoàn Thị Xuân Mỹ công tác ở Cục Chính trị Quân khu 5, hiện đã nghỉ hưu, thời thiếu nữ là giáo viên trường CĐ Sư phạm Đà Nẵng. Chị đã yêu say đắm và nhận lời cầu hôn của một sĩ quan trẻ đang chiến đấu trên chiến trường Campuchia.

Đó là những năm tháng thời bao cấp, cuộc sống muôn vàn khó khăn. Chồng đi vào nơi hòn tên mũi đạn, một nách chăm con nhỏ, mẹ già yếu, chị kiên cường gánh vác mọi việc, chung thủy đợi anh về. Bây giờ anh mang quân hàm Thiếu tướng, là Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng. Được sống bên nhau, chị càng chăm chút, giữ lửa cho tổ ấm gia đình.

Là vợ bộ đội thời bình, cô giáo Nguyễn Thị Thảo, Trường THCS Lê Lai (An Khê, Gia Lai) đã quen với cảnh vắng chồng. Nội ngoại đều ở xa, vừa sinh con trai đầu lòng được 15 ngày, chồng chị - anh Trần Quang Huy (Thiếu tá, chính trị viên Phân đội Pháo binh 14, Sư đoàn H) nhận nhiệm vụ hành quân dã ngoại, lên ăn Tết với đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Mình hiểu lắm công việc nhà binh. Khó khăn của mình nào có thấm chi so với những chị em có chồng công tác nơi biên giới, hải đảo”, chị Thảo nói.

Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn”. Câu hát này rất đúng với vợ chồng Trung úy Nguyễn Việt Hồng, trợ lý tổ chức Sư đoàn B15. Đầu năm 2008, khi đang là chính trị viên của Đại đội 13, Đơn vị M43, Sư đoàn B15, anh kết hôn với cô giáo Bùi Thị Thúy Lài dạy trường Tiểu học Trờ Hy (huyện Tây Giang, Quảng Nam).

Gần 2 năm ròng, do điều kiện công tác, vợ chồng luôn sống xa nhau. Hiện cô giáo Lài đã chuyển công tác về trường Tiểu học Trương Đình Nam (xã Đại Hưng, Đại Lộc, Quảng Nam) cách nơi chồng đóng quân hơn 100 km. Được gần nhau hơn, cả hai luôn trân trọng gìn giữ để những ngày tháng bên nhau luôn ấm nồng.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc, giáo viên mầm non thành phố Đà Nẵng, tâm sự: “Cứ xem chương trình Chúng tôi là chiến sĩ thì biết các anh ấy luôn sống chan hòa, nhân ái, giàu tình cảm, trách nhiệm và tài hoa như thế nào. Em rất tự hào nếu có người yêu là bộ đội”.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.