'Phượt' vào Nam sau Tết

Sau Tết, giới trẻ rủ nhau chạy xe máy vào Sài Gòn.
Sau Tết, giới trẻ rủ nhau chạy xe máy vào Sài Gòn.
TP - Để tiết kiệm tiền cũng như có những trải nghiệm thú vị, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn xe máy làm phương tiện đi lại trên những cung đường dài hàng trăm cây số về quê cũng như trở lại TPHCM làm việc sau Tết.

Thử sức đường dài

Sau kỳ nghỉ Tết, trên tuyến quốc lộ 1A luôn đông kín xe máy với những cặp đôi chở nhau trở lại Sài Gòn làm việc. Những chiếc xe máy chất đầy đồ đạc lỉnh kỉnh chứa đầy quà quê nối đuôi nhau trên các cung đường dài về thành phố.

Anh Nguyễn Minh Hòa, 28 tuổi, từ Phú Yên vượt qua hơn 600km, cho biết, trước Tết đã lên kế hoạch và rủ nhóm bạn chạy xe máy về quê để có phương tiện đi chơi cũng như về lại Sài Gòn.  Cả nhóm 16 người chia thành 8 xe xuất phát ở Phú Yên vào rạng sáng 6 Tết để kịp vào tới Sài Gòn trong ngày.

“Biết nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chạy qua tuyến đường này vào ban đêm. Nhất là vào mùa này người dân thắp đèn sưởi ấm cho cây thanh long, những hàng đèn đủ màu sắc ẩn sau nhánh thanh long đẹp hút hồn. Chạy qua đây người ta có thể dừng lại tận hưởng sự thanh bình và lãng mạn của vùng đất nắng và gió”.

Cũng chạy xe máy vượt gần 500km từ Lâm Đồng xuống TPHCM với những cung đường đèo uốn lượn đầy thách thức, anh Tự Sang (25 tuổi) cho biết, chạy xe máy đường dài phải chuẩn bị rất kỹ để đề phòng xe bị hư ở những đoạn đường vắng. Nhiều nhóm thường xuyên phượt vào những dịp lễ Tết nên sắm đồ nghề đầy đủ như dụng cụ bơm vá xe, găng tay, đai bảo vệ đầu gối… “Chạy xe đường xa người ta thường đi thành nhóm để khi có sự cố gì có thể hỗ trợ nhau. Có lần tôi chạy xe một mình không để ý nên đến đoạn đường vắng thì hết xăng, hì hục đẩy gần 3km mới có cây xăng”, anh Sang cho hay.

Theo anh Sang, chạy xe máy đường dài đem lại cho mỗi người nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị mà người đi xe khách, tàu lửa không thể có được.

Hiểm nguy chực chờ

Với những người chạy xe máy đường dài thì ám ảnh nhất là buồn ngủ và những cung đường dài không có đèn đường, tầm nhìn bị hạn chế. Đặc biệt vào thời điểm sau Tết, khi xe khách cũng nối đuôi nhau vào Sài Gòn lạng lách, chạy với tốc độ cao, lấn làn ngược chiều hay đường tối không có đèn đường… rất dễ xảy ra tai nạn.

Còn nhớ vụ tai nạn ngày 25/1, hai sinh viên từ TPHCM chở nhau bằng xe máy về Đắk Lắk. Đến đoạn qua tỉnh Đắk Nông đã đâm thẳng vào xe công nông bị hư dừng bên đường khiến cả hai tử vong. “Nhiều khả năng do chạy xe máy đường dài mệt và buồn ngủ nên người cầm lái không đủ tỉnh táo để quan sát phía trước dẫn đến tai nạn”, anh Sang cho hay.

Trong chuyến chạy xe máy từ Sài Gòn về quê, anh Nguyễn Minh Hòa do ngại ban ngày trời nắng nên anh chọn chạy xe máy trong đêm. Khi đến Bình Thuận thì bất ngờ chiếc xe khách chạy chiều ngược lại vượt xe phía trước lấn qua hết phần đường ngược chiều như muốn lao thẳng vào xe của mình… “Tôi phải dừng lại nghỉ một lúc mới hoàn hồn rồi chạy tiếp”, anh Hòa, tiếp.

Thường xuyên chạy cung đường từ Sài Gòn về Phan Rang vào những dịp nghỉ lễ, Tết, anh Nguyễn Văn Tài (27 tuổi, quê Ninh Thuận) sợ nhất là đoạn đường qua tỉnh Bình Thuận bởi không có đèn đường và dải phân cách ngăn xe ngược chiều. Theo anh Tài, tuyến đường qua tỉnh Bình Thuận có nhiều đoạn rất hẹp, dốc và không có đèn đường. Mỗi khi ô tô lớn hay xe khách chạy qua, chiếu đèn pha khiến người chạy xe máy không thể nhìn thấy phía trước rất nguy hiểm. Chưa kể đến việc ô tô vượt ẩu, lấn làn, ép xe máy vào lề đường. “Biết nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chạy qua tuyến đường này vào ban đêm. Nhất là vào mùa này người dân thắp đèn sưởi ấm cho cây thanh long, những hàng đèn đủ màu sắc ẩn sau nhánh thanh long đẹp hút hồn. Chạy qua đây người ta có thể dừng lại tận hưởng sự thanh bình và lãng mạn của vùng đất nắng và gió”, anh Tài chia sẻ.

MỚI - NÓNG