Quy trình làm giá đỗ của sinh viên khiến vạn người nể phục

Nguyễn Phúc Bình và máy làm giá đỗ.
Nguyễn Phúc Bình và máy làm giá đỗ.
TP - Làm giá đỗ 48 tiếng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trao giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo 2017.

Công trình có tính ứng dụng cao này do ba sinh viên Nguyễn Phúc Bình, lớp kỹ thuật thực phẩm 3; Đinh Thị Mai, lớp công nghệ thực phẩm, Nguyễn Thị Trang lớp kỹ thuật thực phẩm 2 đều thuộc K59 trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện.

Theo sinh viên Nguyễn Phúc Bình, giá đỗ được người dùng ưa chuộng. Ưu điểm nổi bật của giá đỗ là giàu chất dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, giá thành rẻ nên được gọi là “thực phẩm của thế hệ mới” hay “thực phẩm của tương lai”.

Giá đỗ chứa nhiều vitamin A, B, C, E nên còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư, thoái hóa khớp và một số bệnh nan y như Parkinson, Alzheimer (sa sút trí tuệ người cao tuổi). Hiện nay, trên thị trường giá đỗ chủ yếu được làm bằng phương pháp thủ công, do vậy quá trình làm giá đỗ tốn nhiều thời gian, công sức và chất lượng sản phẩm bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ và thiết bị được chế tạo để cải tiến quy trình nhưng ở quy mô công nghiệp hoặc thủ công tại gia đình.

Để khắc phục những hạn chế đó, nhóm đã nghiên cứu để tối ưu quy trình sản xuất, đồng thời bước đầu thiết kế và chế tạo máy làm giá đỗ tự động với những tính năng vượt trội như: Tưới nước tự động, hệ thống hồi lưu nước tưới, kiểm soát nhiệt độ nước khi ngâm và tưới.

Bình cho biết, thiết bị phù hợp với các bếp ăn công nghiệp, khu quân đội và các hộ kinh doanh. “Bằng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian ngâm đỗ đến sự nảy mầm, ảnh hưởng của mật độ hạt và thời gian gieo tới chất lượng và năng suất của giá đỗ. Kết quả khảo sát thu được: nhiệt độ ngâm đỗ 35oC, thời gian ngâm 4h, nhiệt độ nước tưới 28-30°C, mật độ gieo 40 g/dm², tổng thời gian 48h là tối ưu với năng suất 7 kg giá/ 1kg nguyên liệu.

Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và chế tạo được máy làm giá đỗ tự động gồm các thiết bị chính: Bảng điều khiển, bơm hồi lưu, gia nhiệt, khay làm giá với năng suất của máy đạt 30 kg giá/mẻ” - Bình cho biết. Cũng theo Bình, với sự tối ưu quy trình công nghệ và sử dụng máy tự động đã rút ngắn được thời gian thu hoạch, tiết kiệm được khoảng 150 L nước/kg nguyên liệu so với các phương pháp thủ công.

Tuy nhiên, để có được thành công này, Bình cho hay, nhóm cũng trải  qua không ít thất bại. Thời gian tới, nhóm của Bình sẽ nghiên cứu phát triển theo hướng thương mại hóa, nghiên cứu các thông số, tác động vào quá trình làm như độ nén, điều kiện oxy, độ ẩm. Giá đỗ làm ra vẫn phải đảm bảo chất lượng, thông số của thị trường như thân dài 3 - 5 cm, đường kính 3 - 5mm, thân trắng đều.

Cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp

Theo TS. Phạm Ngọc Hưng, giảng viên hướng dẫn nhóm của Bình, một công trình của sinh viên chỉ cần nghiên cứu những thứ thật đơn giản,  gắn liền với thực tiễn và giúp ích cho cuộc sống. Từ định hướng đó, nhóm sinh viên đã đề xuất máy làm giá đỗ tự động. “Trên thị trường đã có những máy làm giá đỗ kiểu này nhưng có những cái phù hợp và chưa phù hợp. Lấy những điểm phù hợp, khắc phục những điểm chưa phù hợp, nhóm sinh viên cho ra đời công trình nghiên cứu này. Ví dụ có nhiều thiết bị dành cho quy mô gia đình,  hay có những thiết bị sản xuất quy mô lớn  dành cho các khu công nghiệp, trong khi đó, thiếu hẳn những máy sản xuất dành cho quy mô bếp ăn tập thể, trong các nhà hàng” - TS Hưng nói.

TS Hưng cũng thừa nhận trong quá trình triển khai với kinh phí khá hạn hẹp, nhóm sinh viên phải dày công thử nghiệm các phương  án khác nhau. Đề tài đã được hội đồng đánh giá cao về yếu tố công nghệ và phần thiết bị  làm ra có tính chất tự động và hướng đến tối ưu hóa quá trình  sản xuất, làm sao để giảm thiểu sự can thiệp của con người, cùng thời gian sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng giá đỗ đưa ra đạt yêu cầu về mỹ quan và chất lượng.

Theo một số giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, cùng với phong trào khởi nghiệp của sinh  viên, nếu sinh viên có được sự năng động và tính tích cực , chủ động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học thì hoàn toàn có được cơ hội rất thuận lợi đưa được sáng tạo trong nghiên cứu khoa học ra thực tế. Từ những cái nhỏ trong nghiên cứu hoàn toàn có thể trở thành các công trình, đề án để khởi nghiệp. Từ đó phát triển thành các ứng dụng để đi vào cuộc sống.

Theo một số giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, cùng với phong trào khởi nghiệp của sinh  viên, nếu sinh viên có được sự năng động và tính tích cực , chủ động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học thì hoàn toàn có được cơ hội rất thuận lợi đưa được sáng tạo trong nghiên cứu khoa học ra thực tế.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.