<FONT face=Arial size=2>Bàn tròn trực tuyến Tiền Phong Online:</FONT>

“Sinh viên sống thử” - Trao đổi thẳng thắn giữa những người trong cuộc

“Sinh viên sống thử” - Trao đổi thẳng thắn giữa những người trong cuộc
(TPO) Chiều ngày 8/4,  cuộc bàn tròn trực tuyến với chủ đề“Sống thử trong sinh viên hiện nay” do  báo Tiền Phong  tổ chức  đã thu hút được  số lượng độc giả tham gia lớn chưa từng có.

Tham dự cuộc bàn tròn trực tuyến có TS Tâm lý học Trương Thị Bích Hà; Bác sĩ Nguyễn Thu Giang; Thạc sĩ, Nhà báo, nhà thơ Trần Hòa Bình; Nhóm tác giả bài viết “Sinh viên sống thử, có hay không?” cùng đông đảo các bạn sinh viên Phân viện Báo chí Tuyên truyền, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Dự án Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và phòng chống HIV/AIDS (Hội KHHGĐ Việt Nam) đã tài trợ quà tặng cho cuộc trực tuyến.

Sống thử- Có hay không?

Vấn đề tế nhị đã nhanh chóng được các bạn sinh viên đến từ Phân viện BC&TT, ĐH Ngoại thương Hà Nội mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. Các sinh viên tập trung đưa ra 2 luồng ý kiến trái ngược: Chia sẻ và phản đối.

Bạn Nguyễn Quỳnh Châu (Sinh viên năm thứ 2, Phân viện BC&TT) cảm thông: Chúng ta không nên có cái nhìn quá khắt khe. Các bạn sinh viên thường có hoàn cảnh xa nhà, nhiều khi sống thử có liên quan đến vấn đề cô đơn (?).

Những lý do phản đối tập trung tại một số điểm: Tình trạng sống buông  thả trong một bộ phận sinh viên. Tình trạng này khá phổ biến không chỉ đối với  các bạn sinh viên sống trong  ký túc xá mà cả những bạn thuê nhà trọ để ở.

Vì sao sống thử?

“Sinh viên sống thử” - Trao đổi thẳng thắn giữa những người trong cuộc ảnh 1
Các nữ sinh viên đang say sưa tranh luận về sống thử tại trụ sở báo Tiền Phong.

Bạn Ngọc Yến, 22 tuổi ở Hà Nội cho rằng việc sinh viên sống thử đa số chỉ xẩy ra với các SV đến từ các tỉnh. Điều này là do sống chung sẽ giảm được chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ tại thành phố.

Bạn Nguyễn Quỳnh Châu (Phân viện BC&TT): Đa số các bạn trẻ cho rằng, quan hệ tình dục là “điều kiện” không thể thiếu của tình yêu. Cũng có các bạn xác định yêu nhau thực sự. Họ trân trọng và giữ gìn cho nhau. Cá nhân tôi đồng ý với quan niệm này.

Đưa ra lời giải cho câu hỏi tỷ lệ sống thử của sinh viên hiện nay là bao nhiêu, Thạc sĩ- nhà báo Trần Hòa Bình (quen thuộc với bút danh Tầm Thư) cho biết: Sống thử do nhiều nguyên nhân dẫn đến: Cách nhìn nhận thoáng hơn của xã hội, không gian để bộc lộ cá tính của mỗi người thuận lợi hơn trước... Chỉ có 10 - 15% số bạn trẻ từng sống thử tiến tới hôn nhân. Đây là một con số phản ánh thực tế sống thử sẽ đem đến điều gì?

Những thực tế đa dạng

“Sinh viên sống thử” - Trao đổi thẳng thắn giữa những người trong cuộc ảnh 2
Một nữ sinh phát biểu quan điểm về sống thử của mình

Nguyễn Mạnh Duy (SV năm thứ 2 Phân viện BC&TT): Có một anh bạn học khóa trên nói với em: Mày muốn lấy vợ thì phải chăm sóc một em từ năm lớp 9 đi. Còn khi em đấy lên cấp 3 thì chẳng còn gì nữa đâu. Người yêu của anh và cả anh cũng xác định sau này chắc chắn sẽ không lấy nhau. Cả 2 đến với nhau do “hợp” về nhu cầu tâm sinh lý.

Bạn Nguyễn Thị Liên (SV K23 Phân viện Báo chí tuyên truyền) cho biết bạn có quen 4 người bạn nữ SV của một trường đại học khá nổi tiếng ở Hà Nội. Các bạn này thuê một căn nhà có 3 bạn trai thuê ở tầng dưới. Một bạn nữ trong nhóm ở cùng một bạn trai trên gác xép cùng ngôi nhà. Điều đáng chú ý là mỗi khi họ ở cùng nhau thì đã có sự tác động đến những bạn nam sống ở tầng dưới. Các bạn nam này thường trèo lên cầu thang để rình xem chuyện gì xảy ra.

Sống thử- những hậu quả khó lường

“Sinh viên sống thử” - Trao đổi thẳng thắn giữa những người trong cuộc ảnh 3
Nhóm tác giả Phan Thu tại Bàn tròn trực tuyến

Bác sĩ Nguyễn Thu Giang cho biết hiện nay có nhiều bạn trẻ đã quan hệ tình dục mà không tính đến tất cả những yếu tố trên. Hậu quả đầu tiên là sức khỏe sinh sản. Chưa được chuẩn bị kỹ về tâm, sinh lý, các bạn trẻ dễ bị tổn thương về mặt tình cảm, thể chất...

Thông thường, các bạn chỉ nghĩ đến hậu quả là mang thai và các bạn “tặc lưỡi”: Đã có dịch vụ nạo, hút thai, lo gì! Nhưng, có những vấn đề không dễ dàng nhìn thấy được như bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm đường sinh sản, tai biến của nạo hút thai... dẫn đến vô sinh.

Bên cạnh đó, những tổn thương về mặt tinh thần cũng không thể thấy ngay trước mắt. Hậu sống thử, các bạn nữ sẽ cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống. Các bạn nam, nếu là người có trách nhiệm, sẽ không khỏi áy náy khi vì nhiều lý do không thể tiến tới hôn nhân.

Cũng nói về mặt “tốt”, “xấu” của sống thử, TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà cho biết: Sống thử sẽ tốt khi các bạn trẻ xác định được đây là một điểm tựa, một bước khởi đầu làm nền tảng cho tương lai. Sống thử sẽ xấu và rất xấu khi họ đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời.

Trong “sống thử” của các bạn trẻ ngày nay thì thiệt thòi phần lớn thuộc về các bạn gái. Khi sống thử, người phụ nữ đã trao cái quý nhất của mình cho bạn tình.

Làm gì để ngăn chặn được mốt sống thử trong một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay cũng là câu hỏi được các bạn sinh viên đưa ra. Nhà báo Hồ Minh Chiến, phụ trách tạp chí Gia đình nói: Trước hết tôi nghĩ các bạn sinh viên phải luôn ý thức một điều: “Sống thử là việc làm không tốt! Hãy tự tạo cho mình một môi trường sống lành mạnh bằng việc chăm lo đến việc học hành và luôn xác định cho mình một tương lai và sự nghiệp”.

Còn nếu khi gặp những tình thế khó xử, các bạn hãy nghĩ rằng mình đang làm gì và hậu quả của nó như thế nào?

Lời kết luận cuối cùng chúng tôi muốn dành cho các bạn trẻ: Chúng tôi tin rằng theo dõi cuộc Bàn tròn này các bạn đều có thể rút ra nhiều điều về lối sống, cách hành xử với tình yêu của chính mình.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.