Sinh viên VN quá ít thời gian hoạt động xã hội

Sinh viên VN quá ít thời gian hoạt động xã hội
Sinh viên VN phải dành thời gian cho việc học văn hóa quá nhiều khiến những hoạt động ngoại khóa trở thành điều “xa xỉ”, trong khi những hoạt động này rất có ảnh hưởng trong việc giúp sinh viên hòa nhập môi trường giáo dục nước ngoài.

Trong suốt tám năm gần đây, tôi đã tới làm việc và giảng dạy tại VN rất nhiều lần. Được tiếp xúc nhiều với sinh viên VN, tôi thấy họ có nghị lực và khát khao học vô cùng lớn đáng ngưỡng mộ.

Không riêng tôi mà rất nhiều đồng nghiệp khác cũng nhận ra điều nói trên. Vì vậy, theo tôi, việc các trường đại học lớn trên thế giới tìm đến VN để mở cơ sở đào tạo hay cấp nhiều học bổng giá trị hơn nữa cho sinh viên VN là điều không hề xa vời.

Tuy nhiên, dưới cái nhìn của một nhà giáo dục, tôi nhận thấy có hai vấn đề đang tồn tại và gây khó khăn cho tiến trình trên.

Thứ nhất sinh viên VN phải dành thời gian cho việc học văn hóa quá nhiều khiến những hoạt động ngoại khóa trở thành điều “xa xỉ”, trong khi đây lại là “tấm bùa hộ mạng” trong việc chinh phục học bổng ở các trường đại học nước ngoài cũng như ảnh hưởng tới việc hòa nhập môi trường giáo dục nước ngoài.

Thứ hai sinh viên ở VN rất khó có được thư tiến cử từ nhà trường của mình.

Mọi người hãy thử nhìn vào lịch học các cấp ở VN, đơn cử như ở TP.HCM, học sinh phải miệt mài “chạy sô” từ sáng tới tối nên thời gian hoạt động xã hội không nhiều (trong khi đây là một yếu tố quan trọng để hội đồng tuyển sinh xác định tính cách, phẩm chất của sinh viên).

Điều này là lời giải thích cho câu hỏi vì sao có rất nhiều sinh viên ưu tú với điểm số cao chất ngất trong quá trình học tại VN nhưng không thể săn học bổng ở nước ngoài.

Là một trong những người tuyển sinh cấp học bổng của một trường đại học thuộc hàng danh tiếng ở New Zealand, tôi cũng đôi lần không khỏi tiếc nuối khi phải đánh rớt vài sinh viên VN vì khi phỏng vấn các em tỏ ra khá mờ nhạt về cả kiến thức sống lẫn sự tự tin.

Điểm số sẽ vẫn là điểm số, không thể nào vẽ ra được tính cách trọn vẹn của một con người. Thực tế cho thấy các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford... cũng không bao giờ rộng cửa nếu sinh viên nộp hồ sơ vào không có thành tích hoạt động xã hội.

Chính cách học thụ động ở trong nước mà khi ra nước ngoài sinh viên VN thường không cải thiện được nhiều về hai kỹ năng nghe, nói (do tâm lý ngại tiếp xúc với bạn bè quốc tế).

Sinh viên VN chỉ được dạy kỹ năng học chứ chưa được dạy kỹ năng sống. Và phương pháp học tập ở VN còn cách biệt nhiều so với phương pháp học tập ở phương Tây nên sinh viên VN không tránh khỏi những khó khăn khi phải chuyển sang phương pháp mới.

Đối với những sinh viên xuất sắc, đây có thể là động lực khiến các em càng phấn đấu hơn và có cơ hội thể hiện được mình. Thế nhưng với không ít sinh viên khác, giai đoạn đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có em cảm thấy chán nản vì không hòa nhập được.

Còn chuyện sinh viên VN gặp nhiều khó khăn trong việc xin thư tiến cử của trường cũng gây thiệt thòi rất lớn cho các em.

Có phải với sĩ số lớp học đông cùng với cách dạy “đọc-chép” phổ biến làm giảng viên cảm thấy họ không còn trách nhiệm khi ra khỏi lớp học?

Và khi giảng viên không có thời gian tiếp xúc nhiều với sinh viên thì làm sao họ có thể đưa ra những nhận định đúng về sinh viên của mình khi viết thư tiến cử để các em tiếp cận với các suất học bổng đi học nước ngoài?

Theo JOHN L.
- Giáo sư một trường đại học tại New Zealand

Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.