Sợ thiệp cưới như...hóa đơn

Đôi bạn trẻ Trung Quốc vừa nhận đăng ký kết hôn vào ngày 11-11-2011
Đôi bạn trẻ Trung Quốc vừa nhận đăng ký kết hôn vào ngày 11-11-2011
TP - Với giới trẻ Trung Quốc, nhận được thiệp mời đám cưới cũng đáng sợ ngang với việc nhận hóa đơn thanh toán bởi cô dâu chú rể luôn mong nhận được tiền mặt thay cho quà mừng.
Đôi bạn trẻ Trung Quốc vừa nhận đăng ký kết hôn vào ngày 11-11-2011
Đôi bạn trẻ Trung Quốc vừa nhận đăng ký kết hôn vào ngày 11-11-2011.
 

Sau khi dự 5 đám cưới trong tháng 10, Chen Dong Fang tiêu tốn 3.000 NDT để mừng hạnh phúc đôi lứa trong khi lương tháng của anh không quá 2.800 NDT.

Chen vừa tốt nghiệp đại học năm ngoái và hiện là nhân viên của Cty thiết kế nội thất. "Tôi phải thật tằn tiện mới có thể sống được với đồng lương của mình. Tiền mừng đám cưới thực sự là gánh nặng", Chen nói.

Tặng quà cho các cặp vợ chồng mới cưới là nét văn hóa phổ biến ở Trung Quốc. Quà mừng thường là những vật dụng thiết thực cho cuộc sống hằng ngày như phích, màn, đồ làm bếp.?Liu Sen Ping, viên chức sắp về hưu tại Tế Nam, chia sẻ khi ông kết hôn vào năm 1983, đã nhận được vài đôi giày, hai cái ga trải giường, bộ bát đĩa và vài phong bao tiền mừng nhưng không quá 10 tệ mỗi bao.

Hiện nền kinh tế phát triển, việc dùng tiền mặt mừng đám cưới trở nên phổ biến hơn để tạo điều kiện cho cô dâu chú rể tự do quyết định sắm sanh, đầu tư. Do có quan niệm độ dày của phong bao phản ánh đẳng cấp, thậm chí là mức độ thân thiết của khách mời đối với cô dâu chú rể nên tiền mừng đám cưới trở thành gánh nặng với người trẻ.

Ông Liu nói: "Đối với những bạn trẻ mới đi làm, bỏ ra ít nhất 200 NDT cho mỗi đám cưới là khá quá sức". Dù vậy, anh Chen cho biết vẫn có cách giải quyết cho vấn đề này. Anh đưa ra một kinh nghiệm là hạn chế đến dự đám cưới của những bạn bè không quá thân thiết bởi người vắng mặt luôn được phép mừng ít hơn người trực tiếp tham gia.

Phương Thảo
Theo Xinhua

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.