SV Đà Nẵng vào mùa Robocon

SV Đà Nẵng vào mùa Robocon
TPO- Mùa Robocon kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 6 hàng năm khi liên tục chứng kiến nhiều cuộc thi tài từ vòng loại cấp trường, cấp đại học vùng, cấp khu vực và vòng chung kết toàn quốc.

Mùa Robocon thực sự bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước, khi Đài Truyền hình Việt Nam công bố chủ đề, luật chơi và kết thúc vào cuối tháng 8 năm sau khi chứng kiến nhà vô địch mới lên ngôi trong Cuộc thi Sáng tạo robot khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh mùa thi, mùa hè tình nguyện, nhiều sinh viên (SV) ngành kỹ thuật và yêu robot ở Đà Nẵng cũng đang vào mùa Robocon.

“Go to India”

Đó là quyết tâm của robocon ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm nay, tức là lập lại chiến tích huyền thoại của BKDC năm 2007 và đại diện cho Việt Nam đi Ấn Độ tham gia ABU Robocon 2008.

Chỉ còn ít ngày nữa là diễn ra vòng đấu loại cấp trường, nên từ ngày mồng 7 tháng giêng, khi hương vị Tết vẫn còn nồng nàn trên khắp nẻo đường xuân, thì tại “xưởng” robocon ĐH Bách khoa Đà Nẵng - nơi có đội BKDC lập nên kỳ tích huyền thoại trong mùa robocon năm 2007, 16 đội robot đã ra quân “sản xuất” đầu năm.

Khác với các đội “lão làng”, các đội “mới toe” như BKMTV, BKGI không đóng cửa để giữ bí mật và treo bảng “vô phận sự miễn vào” trước cửa phòng mà mời chào vào thăm thật nồng hậu và “ồn ào”.

SV Đà Nẵng vào mùa Robocon ảnh 1

BKGI ra quân “sản xuất” đầu năm

Trong phòng của BKGI, chiếc máy cắt liên tục gầm rú để cắt thép (vật liệu truyền thống của các đội robot Đà Nẵng); tiếng tạch tạch liên tục và bung ra nhiều đốm lửa li ti rực rỡ như những chùm pháo hoa nở trên bầu trời Đà Nẵng đêm giao thừa của một bạn SV đang hàn bộ khung của robot bằng tay trước cửa phòng;…

Tuy chỉ là 2 đội “mới toe”, nhưng xem cách thể hiện của BKGI (BK Go to India) hay BKMTV (BK Mechanic of Technology Victory) cũng đủ biết khát khao lập lại chiến tích huyền thoại của BKDC năm 2007 cũng như ước mơ và cạnh tranh suất “Go to India” của robocon ĐH Bách khoa Đà Nẵng lớn đến cỡ nào.

Con gái cũng làm robot

Mùa Robocon năm nay có sự tham nhiệt tình của nhiều bạn nữ. Đang hì hục bên chú robot bằng tay của mình, Nhạn “tiểu thư” – nữ sinh viên năm thứ 3 ngành Cơ Điện tử, thành viên của đội BKMTV, nhoẻn miệng cười: “Chú bé này như Govinda vậy - tinh nghịch, nhanh nhẹn, thoắt ẩn thoắt hiện, “chôm chỉa” pho-mát của các cô bé cậu bé khác cũng rất cừ.”

Không chỉ BKMTV mà ở tất cả các đội đều chế tạo robot với trang thiết bị, vật liệu đều được mua từ chợ trời hay giải phẫu những chú robot cũ.

Một bộ cảm biến vật thể - giá ngoài chợ trời chỉ có vài ba trăm ngàn nhưng cũng có thể coi đó là công nghệ “cao cao” ở các chú robot này.

Còn nhớ năm ngoái, đội BKDC không có tiền để mua cảm biến vật thể này mà thay vào đó chỉ là một công tắc hành trình rất rẻ tiền, đổi lại phải chế tạo robot phức tạp hơn, nhưng cũng giúp họ chiến thắng ở vòng chung kết toàn quốc.

Trên cương vị là đội trưởng đội BKDC huyền thoại và bây giờ là chỉ đạo viên đội BKDMAX, Đỗ Thế Cần cho biết: Chủ đề và luật thi đấu rất khó, nhưng năm nay cũng có thể tiếp tục là năm của ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Không phải đội có công nghệ tốt nhất là chiến thắng, chỉ cần sử dụng kết cấu cơ khí chắc chắn, tốc độ cao và chính xác cũng có thể thắng những đội sử dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, nếu có điều kiện làm những robot ứng dụng công nghệ cao như: Xử lý ảnh, cảm biến màu… thì các đội nên nghiên cứu và ứng dụng nó, vì đây là cơ hội tốt nhất để bạn dễ dàng hội nhập với những công nghệ khoa học mới và sau này phục vụ cho công việc được tốt hơn.

Với Nguyễn Như Phúc – đội trưởng đội BKGI thì: BKGI rất muốn là ứng dụng ngay công nghệ Xử lý ảnh, dù nhiều đội cho rằng đề thi năm nay không cần thiết lắm với công nghệ cao (phần đường đi ít nên lập trình dò đường ít hơn, nhưng kết cấu cơ khí phức tạp hơn), vì robocon không chỉ là sân chơi, nghiên cứu khoa học mà còn là cuộc là cuộc thử sức thực sự cho những ứng dụng công nghệ mới. Điều đặc biệt ở BKGI là các robot được thiết kế, nghiên cứu và làm một lần, không có chuyện làm xong rồi phá đi làm lại, như cách làm của các đội truyền thống.

Mong một chiến thắng tuyệt đối - Govinda

Năm nay, “xưởng” robocon ĐH Bách khoa sẽ tham gia với 16 đội, ít hơn năm ngoái 6 đội nên nhà trường sẽ tiến hành làm quy mô và có chiều sâu hơn. Theo đó, trờng ĐH Bách khoa đầu tư giai đoạn đầu cho các đội là 1,5 triệu đồng/đội (năm 2007 đầu tư ban đầu 1 triệu đồng/đội) và qua từng giai đoạn, từng cuộc thi như: thi cấp trường, cấp Đại học Đà Nẵng, Miền Trung – Tây Nguyên,… nhà trường sẽ có những mức đầu tư tiếp theo.

Ngoài kinh phí nhà trường đầu tư, các đội cũng đang tìm thêm các nguồn tài trợ để tăng kinh phí làm robot, nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa các thủ tục để các đội tìm nhà tài trợ.

Với chủ đề là Govinda, dựa trên câu chuyện thần thoại về ngài Krishna (một vị thần Hindu, thường gọi là Govinda) và lễ hội Dahi – Handi diễn ra hàng năm ở miền Bắc Ấn Độ, các robot điều khiển bằng tay và robot điều khiển tự động của 2 đội cố gắng đến vị trí các bình chứa bơ đặt trên cao và dịch chuyển khối bơ lớn (Makhkhan) ra khỏi chậu.

Một vài robot khác cũng có thể cố gắng “đánh cắp” các bình đất (Matka) chứa các viên phó mát (Paneer) được mang bởi các cô bé (Gopis). Để lấy được khối bơ, phó mát,… thì ít nhất 2 robot phải chồng nhau (như trò chơi tinh nghịch của Givinda và các cô cậu bé tinh nghịch là chồng tháp người để với lấy các bình bơ, sữa,… được treo trên trần nhà).

Điểm được tính khi viên bơ dịch chuyển ra khỏi chậu và được giữ trên không, điểm cũng được tính khi một cái bình hoặc phó mát được mang về rổ. Đội nào nhấc được tất cả 3 viên bơ tại các chậu và giữ chúng trên không sẽ được tuyên bố thắng trận (Govinda) và trận đấu kết thúc.

Nếu không có đội nào giành chiến thắng tuyệt đối Govinda thì đội nào có được nhiều điểm hơn trong 3 phút thi đấu chính thức sẽ là đội thắng trận.

Theo kế hoạch của Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam năm 2008 (Đại truyền hình Việt Nam), các trường sẽ tổ chức sơ tuyển và đăng ký số đội tham dự trước 15/3. Đối với các trường có nhiều đội tuyển tham dự thì trường tự tổ chức sơ tuyển trước để chọn ra không quá 15 đội tham gia vòng loại khu vực phía Bắc (tại Hà Nội), phía Nam (TP.Hồ Chí Minh) và miền Trung (Đà Nẵng) tổ chức từ ngày 15-30/4. Chung kết Robocon Việt Nam 2008 được tổ chức vào đầu tháng 6 tại TP.Hồ Chí Minh và ABU Robocon 2008 tổ chức tại Pune - Ấn Độ ngày 31/8/2008.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.