'Tại sao không' từ chuyện của nữ danh thủ, dẫn chương trình, DJ
TPO - Nữ sinh đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế 2018, nữ cầu thủ đạt danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam, nữ MC của VTV hiến toàn bộ cơ thể cho y học, nữ DJ đầu tiên của Hà Nội… là nhân vật chính trong câu chuyện bình đẳng giới có chủ đề "Women can lead - Tại sao không?"

Ngày 1/10, tại Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Cuộc thi "Women can lead - Tại sao không?" diễn ra vòng chung kết khu vực phía Bắc.
Tranh tài có 7 sản phẩm truyền thông của sinh viên các trường và học viện: ĐH Y dược – ĐH Thái Nguyên, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam; Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Tài chính, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; ĐH Giao thông Vận tải.

Thể loại sản phẩm dự thi phong phú: Phóng sự truyền hình, phỏng vấn nhân vật, âm nhạc, fanpage đồng hành… Nhân vật trong các sản phẩm truyền thông rất đa dạng: Từ nữ sinh đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế 2018, đến nữ cầu thủ đạt danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam, nữ MC của VTV hiến toàn bộ cơ thể cho y học, nữ DJ đầu tiên của Hà Nội…
Các sản truyền thông của thanh niên cũng nêu cao sự chủ động trong công việc, khả năng tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng, quyền theo đuổi đam mê, phát huy thế mạnh của mỗi người, sự bình đẳng trong trách nhiệm và công việc gia đình...

Vòng chung kết khu vực diễn ra tại Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng và TPHCM trong tháng 10 và 11/2018. Qua mỗi chương trình, ban giám khảo sẽ chọn ra một đội xuất sắc nhất để tham gia Chung kết toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra tháng 12/2018. Các sản phẩm truyền thông được đánh giá qua hai tiêu chí chính: Bình chọn trên mạng xã hội (chiếm 45%) và điểm số của các thành viên giám khảo (55%).
Women Can Lead – Tại sao không? là giai đoạn 2 của chiến dịch “Bình thường hay bất thường – Howabnormal”, do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), báo Sinh Viên Việt Nam phối hợp tổ chức.
Qua cuộc thi, ban tổ chức mong muốn khuyến khích thanh niên, sinh viên các trường chủ động xây dựng các sản phẩm truyền thông (phóng sự ảnh, phim ngắn, video clip, âm nhạc, truyện tranh, fanpage, kênh youtube, website…) để lan tỏa thông điệp “Ai cũng có thể có tố chất và khả năng lãnh đạo, bất kỳ là nam giới hay nữ giới”.
Cùng chuyên mục

Nàng mẫu Việt được báo Trung khen giống Chương Tử Di

Tuổi trẻ của bạn và Đoàn: Biến tình yêu thành hành động

Bến Tre lần đầu tổ chức đường sách phục vụ dịp Tết

Chủ nhật Đỏ tại Nam Định thu hút hàng ngàn đoàn viên thanh niên

Giới trẻ 'săn' hoa mai anh đào bung nở trên núi ở Đà Lạt

Dự án trị liệu tâm lý đoạt quán quân Thử thách sáng tạo vì xã hội năm 2020

10 tập thể xuất sắc ở Hải Phòng nhận cờ thi đua của Trung ương Đoàn
