Tạo động lực để người trẻ sáng tạo cho giáo dục

Các bài dự thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục được đánh giá là đã gợi mở nhiều hướng giải quyết cho các bài toán khó của ngành giáo dục hiện nay.
Các bài dự thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục được đánh giá là đã gợi mở nhiều hướng giải quyết cho các bài toán khó của ngành giáo dục hiện nay.
Nhiều trí thức trẻ cho rằng cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục đã tạo động lực lớn để họ miệt mài phát triển những ý tưởng mới cho ngành giáo dục ở ba nội dung: phương pháp học mới, sáng chế dụng cụ học tập và nghiên cứu giáo dục.

Ấp ủ ý tưởng hay cho Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục

Sau 6 tháng phát động, cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục đã nhận được 267 ý tưởng, sáng kiến từ các trí thức trẻ dưới 35 tuổi từ 49 tỉnh/thành trên cả nước như Bắc Giang, Yên Bái, Hà Nội, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, TP.HCM, Cần Thơ, Bến Tre, Cà Mau… Con số 267 bài dự thi đã chứng tỏ sự quan tâm của trí thức trẻ cho chương trình nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung.

Nhiều trí thức trẻ chia sẻ rằng chương trình là một động lực lớn để họ phát triển những ý tưởng ấp ủ từ lâu về các phương pháp giáo dục mới. 

Tác giả Phan Thị Hồng Nhung cho biết: “Sau khi biết đến chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục, trong vòng 3 tháng, tôi đã miệt mài thực hiện đề tài “Khai thác và sử dụng nguồn tài liệu nước ngoài trong biên soạn chương trình lịch sử Việt Nam” với hi vọng ngành giáo dục sẽ có những đổi mới hiệu quả hơn trong việc dạy và học môn sử”.

Cũng dành thời gian 3 tháng hè để phát triển đề tài “Sự cần thiết của giáo dục giới tính trong trường học”, cô giáo Lê Thị Bé Nhung hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần giảm bớt thực trạng đáng báo động về thiếu kiến thức về giới tính của học sinh hiện nay.  

Trong khi đó, học sinh lớp 9 Nguyễn Công Minh, tác giả công trình “Phần mềm hỗ trợ học tập Program” tin rằng cuộc thi là cơ hội tốt để phát triển sân chơi rèn luyện trí tuệ cho các bạn học cùng trang lứa.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các bài dự thi đều thể hiện tâm huyết của người trẻ và góp phần “gỡ” khó cho nhiều vấn đề của giáo hiện nay như bệnh thành tích trong giáo dục, thiếu dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thiếu phương pháp học hiệu quả… “Tôi tham gia cuộc thi chỉ đơn giản là vì muốn sáng kiến của mình được nhiều người biết. Càng nhiều người biết thì sẽ càng có nhiều người áp dụng. Khi đó người “được” chính là học sinh” - Thầy Thái Ngọc Ánh, tác giả của công trình Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học sóng ánh sáng chia sẻ.

Ngoài các bài dự thi tâm huyết của các giáo viên và học sinh, chương trình còn nhận được nhiều tác phẩm có giá trị của các tác giả đang công tác ngoài ngành giáo dục.

Tạo động lực để người trẻ sáng tạo cho giáo dục ảnh 1

Chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục đã nhận được hơn 250 ý tưởng hay từ các tác giả khắp cả nước.

500 triệu đồng cho những công trình có giá trị thực tiễn

Vào ngày 01/11/2016 tại Hà Nội, ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục sẽ lựa chọn 12 - 15 công trình, sáng kiến vào vòng Chung khảo. 

Ban Giám khảo vòng Chung khảo sẽ họp ngày 13/11/2016 tại Hà Nội để lựa chọn không quá 05 công trình tiêu biểu nhất thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác giả. Dựa trên hai tiêu chí tính mới và tính khả thi, 05 công trình xuất sắc nhất sẽ nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng/công trình.

Kết quả chung cuộc sẽ được quyết định bởi ban giám khảo uy tín gồm: Ông Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Ông Trần Quang Quý, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội; Bà Tạ Bích Loan, Trưởng Ban Thanh thiếu niên VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam.

Chia sẻ về hoạt động hỗ trợ các công trình hay ứng dụng trong thực tế, đại diện ban tổ chức chương trình, anh Lê Quốc Phong Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết “Hằng năm, cấp trung ương hỗ trợ được ít nhất một công trình, sáng kiến, cấp tỉnh đoàn hỗ trợ ít nhất một công trình, sáng kiến để nhân rộng và ứng dụng vào thực tiễn”.

Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long cũng cho biết thêm rằng chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu các công trình được đưa vào thực tế. Chính vì vậy, sự chung tay của nhiều nguồn lực xã hội đóng vai trò quan trọng để các ý tưởng của trí thức trẻ không chỉ nằm trên giấy.

Lễ tổng kết và trao giải chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục sẽ diễn ra vào ngày 14/11 tại Hà Nội. Các tác giả của các công trình xuất sắc nhất sẽ có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo để chia sẻ, đóng góp ý kiến cho ngành giáo dục. 

Chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục do Trung ương Đoàn phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Báo Tuổi Trẻ, Tập đoàn Thiên Long thực hiện. Cuộc thi được thực hiện trong vòng 5 năm (từ năm 2016 -2020) nhằm khuyến khích các ý tưởng, sáng kiến của trí thức trẻ dưới 35 tuổi cho giáo dục ở các nội dung: phương pháp học, sáng chế dụng cụ và nghiên cứu giáo dục.

Thông tin chi tiết về Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục vui lòng xem tại website chương trình: www.trithuctre.doanthanhnien.vn

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.