Thầy giáo khiếm thị thắp sáng cho trẻ khuyết tật

Đặng Ngọc Duy và những học trò khuyết tật hát trong đêm giao lưu văn nghệ “Vòng tay nhân ái”
Đặng Ngọc Duy và những học trò khuyết tật hát trong đêm giao lưu văn nghệ “Vòng tay nhân ái”
TP - Đã gần 20 năm sống trong bóng tối cũng là khoảng thời gian Đặng Ngọc Duy (Quảng Nam) cần mẫn thắp lên chút ánh sáng từ tâm hồn mình. Anh làm thơ, đánh đàn, học chữ Braille, tốt nghiệp đại học và tự mình thành lập mái ấm mang tên Hướng Dương.
Đặng Ngọc Duy và những học trò khuyết tật hát trong đêm giao lưu văn nghệ “Vòng tay nhân ái”
Đặng Ngọc Duy và những học trò khuyết tật hát trong đêm giao lưu văn nghệ “Vòng tay nhân ái”.

Mỗi sớm mai, việc đầu tiên của Đặng Ngọc Duy là cầm lấy cây đàn guitar và hát. Duy gẩy đàn bằng 4 ngón tay cụt đốt của bàn tay trái. Duy bảo rằng đó là cách để lên dây cót tinh thần cho một ngày mới. Chàng trai 35 tuổi này vẫn tìm những ví von dí dỏm nhất để làm tươi cuộc đời mình, cuộc đời của một người khiếm thị nghèo khổ từ khi 13 tuổi đến nay.

Năm 13 tuổi, một tai nạn đã cướp đi đôi mắt và hai ngón rưỡi tay trái của Duy. Mọi thứ đột ngột tối sầm. Hình ảnh ba mẹ, bạn bè và những cảnh vật thân thương chỉ còn lại trong kí ức, trong hoài niệm của Duy. “Sống trong sợ hãi, sống trong bóng tối, tôi không dám khóc vì sợ sẽ có một thứ nước đen ngòm chảy ra từ hai hốc mắt. Luẩn quẩn mãi trong bóng tối cũng chán, tôi muốn đi học dù chẳng bày được trò chơi bắt đom đóm làm đèn với bạn cùng xóm như xưa. Tôi học trong bóng tối”- Duy kể.

Năm 1992, khi trường Nguyễn Đình Chiểu thành lập tại Đà Nẵng, ba mẹ Duy lặn lội hơn 60 km, đưa con ra xin nhập học. Tại đây, Duy được mở mang kiến thức, giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng ngôn ngữ viết chữ Braille dành riêng cho người khiếm thị.

San sẻ yêu thương

Khi còn là sinh viên khoa ngữ văn Đại học Quảng Nam, trong trái tim Duy đã có một ước mơ không chỉ cho mình và cho những trẻ em khuyết tật. Bởi hơn ai hết, chính anh đã trải nghiệm nỗi khát khao được học chữ, khát khao được hoà nhập cộng đồng và cả sự tủi thân bởi những khiếm khuyết hình thể của một người khuyết tật.

Từ chối lời mời dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Duy trở về nhà, ngồi miệt mài cho đề án xây dựng lớp học mái ấm giành cho người khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ. Mái ấm Hướng Dương ra đời sau 5 năm kể từ ngày Duy đặt viên gạch đầu tiên xây mơ ước cho mình.

Mái ấm Hướng Dương được thuê lại từ căn nhà cũ trên đường Nguyễn Thái Học, TP Tam Kỳ. Bao nhiêu tiền chắt chiu, vay mượn bạn bè Đặng Ngọc Duy dồn hết cho mái ấm này. Tất tần tật mọi thứ ở đây đều do bàn tay không lành lặn của Duy sắp xếp: Thuê cô giáo, thuê chị nuôi, vật dụng trong mái ấm đều được Duy chở từ nhà lên.

Những chiếc bàn gỗ cũ mèm xếp ngay ngắn, hơn 10 đứa học trò nhỏ với những ánh mắt tinh nghịch, không ngồi yên bắt đầu bài học i tờ cùng cô giáo. Cạnh đó là thầy Duy với hai học trò khiếm thị đang sờ từng con chữ Braille.

Những đứa trẻ ngổ ngáo, khuyết tật ở khắp nơi được Duy tìm về nuôi nấng, dạy dỗ. Các em đến từ những vùng quê của xứ Quảng: Tam Kỳ, Núi Thành và cả huyện vùng cao Bắc Trà My. Mỗi em có mỗi hoàn cảnh, mỗi khiếm khuyết khác nhau của cơ thể: thiểu năng trí tuệ, thiểu năng hành động, khiếm thính, khiếm thị…

Sinh hoạt trong mái ấm Hướng Dương, các em được học hành, nuôi dưỡng, chăm sóc trong tình yêu thương chân thành, ấm áp. Các em được học chữ, học hát, được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Mới thành lập, cơ sở vật chất còn tạm bợ nhưng Hướng Dương đã thực sự là một mái nhà chung ấm áp tình người.

Tìm đến với thơ

Mỗi khi có chuyện, Duy thường tìm đến thơ, bởi theo anh, thơ nối kết anh với cuộc sống, mang đến cho anh những “hình dung giản dị” về cuộc đời tươi đẹp ngoài kia. Bút nhóm Thiên Thanh là nơi anh gắn bó từ những ngày đầu.

Sau những bước đi chập chững, nhiều tác phẩm viết bằng chữ nổi của Duy được đăng báo, tạp chí. Sự công nhận này là nguồn động viên tinh thần rất lớn với một người khiếm thị làm thơ và mang lại cho Duy cảm giác hữu ích giữa cuộc đời. Những vần thơ được tạo ra từ chính trái tim khao khát một cuộc đời trọn vẹn như bao người khác.

Trong căn nhà lụp xụp tối om bên góc chợ Tam Kỳ, Duy vẫn cứ tiếp tục làm thơ, tiếp tục ước mơ về một ngày mở rộng mái ấm. Nhà thơ Đỗ Trung Quân có lẽ đã cảm nhận tận sâu thẳm nỗi lòng của nhà thơ khiếm thị, nên đã viết lời tựa cho tập thơ “Sắc màu âm thanh” của Duy rằng: “Người thấy nắng chắc gì biết đó là nắng. Người nhắm mắt lại đôi khi chói lọi trong lòng. Duy cứ nhắm mắt mà nhìn nắng”.

MỚI - NÓNG
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
Con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ nhỏ đã đọc nhật ký chuyện riêng tư của cha mẹ
TPO - “Con đường văn sĩ” chuyển tải hàng trăm trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn 1938 đến 1945. Mộng văn chương, quá trình thai nghén tác phẩm và thêm cả những chuyện đời thường cũng được Nguyễn Huy Tưởng nêu trong nhật ký. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - tiết lộ từ bé đã đọc nhật ký của cha, trong đó có cả những chuyện riêng tư của cha mẹ.
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
Lý do giá vàng thế giới biến động mạnh
TPO - Dù đang trên đà giảm, giá vàng thế giới có mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 24/4. Khi tình hình chính trị ở Trung Đông chưa có thêm căng thẳng thì dữ liệu kinh tế Mỹ, lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại tác động giá vàng.