Thế có được gọi là thần đồng?!

Thế có được gọi là thần đồng?!
Gần 3 tuổi, Quang đã biết làm những phép toán đơn giản. Cậu bé được bố mẹ cho đi học sớm gần năm rưỡi. Có lần ở trường, Quang vào nhà vệ sinh và đứng trong đó cả buổi chỉ vì không thể tự lau - việc mà ở nhà, mẹ cậu luôn làm giúp...
Thế có được gọi là thần đồng?! ảnh 1
Chương Tân Dương - thần đồng 10 tuổi, theo học tại trường ĐH Kỹ thuật- Giáo dục Thiên Tân, Trung Quốc

Quang sinh năm 1997, sống ở TP HCM. Chưa đầy 3 tuổi, cậu đã khiến cả gia đình sững sờ khi làm được những con toán của chị gái học lớp 1.

Đầy kỳ vọng ở sự thông minh của con, bố mẹ Quang chạy giấy khai sinh cho bé đi học tiểu học khi mới 4 tuổi 9 tháng.

Việc học với Quang không quá khó khăn, nhưng để hòa nhập, bình đẳng với đám bạn hơn tuổi là việc khá gian truân.

Ở nhà, cậu bé được phục vụ tận răng: Cơm có người đút, quần áo có người thay. Quang chỉ có mỗi nhiệm vụ ăn thật nhiều thức ăn ngon để có sức khỏe tập trung học tốt.

Đến khi đi học bán trú ở trường, vào bữa trưa, cậu không thể tự xúc ăn được vì luôn bị đổ, và thức ăn lại không nhuyễn như ở nhà.

Năm học lớp 3, một lần đi vệ sinh xong, Quang không tự lau được, cứ đứng trong nhà vệ sinh suốt tiết học, mãi cho đến khi một học sinh khác phát hiện và kêu lên.

Chiều đó, lần đầu tiên cậu bị điểm kém môn toán. Không chịu nổi 2 cú sốc cùng lúc, buổi chiều tối đi học về, Quang trèo lên cây bàng gần nhà, ngồi ôm cành, mặc cho cả nhà nháo nhác đi tìm.

Khi được đưa xuống, cậu trở nên câm lặng, mỗi lúc ai nói đến chuyện đi học là hét lên chói tai.

Một tuần sau, tình trạng của Quang vẫn không cải thiện, gia đình đưa đến bệnh viện tâm thần khám. Bác sĩ cho biết cậu bé bị rối nhiễu tâm trí, phải điều trị lâu dài, và nghỉ học một thời gian.

Trường hợp như Quang không hiếm. Ở Trung Quốc cũng có nhiều cậu bé như vậy. Wei Yongkang là một ví dụ. Cậu nổi tiếng ngay từ khi học tiểu học.

Trí thông minh quá mức của Wei đã khiến các nhà giáo dục phải tốn công nghiên cứu. Lên 10 tuổi, Wei đã được đặc cách vào trường đại học vì thành tích chói sáng trong học tập.

Suốt 4 năm kể từ đó, bố mẹ Wei đã từ quê nhà lên Hồ Nam, nơi trường học đóng để chăm sóc con mình từ A đến Z. Sau đó, khi Wei vào học y ở Học viên Khoa học Bắc Kinh, họ mới để con sống trong ký túc xá. Ba năm sau, học viện trả Wei về nhà vì cậu không thể sống được trong môi trường đại học.

Wei tâm sự: "Tôi chỉ biết học, còn mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày đều do mẹ tôi chăm chút". Chính sự quan tâm quá mức này đã biến cậu trở thành kẻ ngây ngô trong cuộc sống, thậm chí cậu không biết mặc áo ấm vào mùa đông. Thần đồng nổi tiếng này đã bị mọi người gọi là kẻ ngu đần.

Xiao cũng vậy. Cậu sinh viên tí hon này có thể học thuộc lòng hàng trăm bài thơ, có thể giao tiếp với người khác một cách rất thành thạo bằng tiếng Anh. Nhưng người khác cũng gọi Xiao là kẻ đần chỉ vì cậu không biết cả việc ăn uống cho đúng cách.

Ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 10 trẻ em trở thành sinh viên như Wei, Xiao nhưng không phải ai cũng trở thành tài năng xuất chúng. Là một trong các thần đồng được chăm sóc cẩn thận, Ning Bo không trở thành "em chã" nhưng ở cái tuổi sung sức nhất của một tài năng, cậu đã xuống tóc đi tu.

Trước đó, 13 tuổi, Ning được chọn vào khoa đặc biệt dành cho những người có khả năng đặc biệt ở Đại học Khoa học Kỹ thuật, một trường hàng đầu Trung Quốc. Năm 19 tuổi, Bo trở thành giảng viên đại học trẻ nhất Trung Quốc.

Bà Wang Huidi, giảng viên của Bo hồi học đại học cho biết, bà vẫn thường xuyên chuẩn bị sữa cho các thần đồng uống trước khi đến lớp vì "nói gì thì nói, chúng vẫn là những đứa trẻ".

Việc những đứa trẻ có trí tuệ xuất sắc nhưng quá kém về năng lực, hành vi xã hội đang là sự quan tâm của ngành y và tâm lý. Ông Li Shuying, một giáo viên nổi tiếng ở Trung Quốc, nói: "Trẻ từ phi thường biến thành đần độn chính là do phương pháp dạy dỗ không hợp lý của cha mẹ và xu hướng thương con quá mức".

Theo ông, nếu cha mẹ thờ ơ với những khả năng xã hội của trẻ, con em họ sẽ coi thường chính bản thân mình khi chúng không thể tự nấu ăn hay chơi đùa với bạn bè.

Nhiều chuyên gia cũng phản đối việc "tống" thần đồng vào trường đại học quá sớm. Ông Lin Fenglan, chuyên gia về giới trẻ giải thích: Mặc dù rất thông minh nhưng nhận thức tâm lý của các thần đồng vẫn ở mức độ một đứa trẻ bình thường.

Vì thế, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và giao tiếp nếu cách nuôi dạy chúng quá khác biệt với trẻ khác.

Làm thần đồng quá khổ

Được gọi thần đồng thực sự đã khó, nhưng giữ được hình ảnh thần đồng càng mệt mỏi hơn. Eric Lo Shihkai, tay golf Đài Loan, là người trẻ nhất tham gia thi đấu tại giải PGA Euopean Tour khi 12 tuổi.

Eric phải dồn hết sức luyện chơi môn này. Một ngày của cậu bắt đầu lúc 7h sáng với môn chạy, sau đó tập đánh golf cho tới khi đến trường. Sau khi các lớp học kết thúc vào 4h chiều, cậu còn phải mất 5-6 tiếng luyện tập, phải đánh khoảng 300 gậy trong mỗi buổi trước khi về nhà ngủ.

Ai Fukuhara, ngôi sao bóng bàn nổi tiếng của Nhật Bản, chơi bóng khi 3 tuổi, 2 năm sau thắng lớn đối thủ hơn tới 3 tuổi. Năm 14 tuổi, cậu được chọn luyện tập cho Olimpic Athens 2004.

Luôn cố gắng để không mất danh hiệu thần đồng với Ai là một việc thật mệt mỏi:. "Sức ép luyện tập lớn dần lên và đôi khi cháu khóc không vì lý do gì hết" - Ai nói.

Theo Tài hoa trẻ

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.