Theo chân lính gỡ mìn

Chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát
Chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát
TP - Với những cán bộ chiến sỹ đại đội công binh 17, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Lào Cai, mùa khô được xem là mùa “đi săn” các loại bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Những người lính gọi đó là “mùa săn trái đắng”.
Chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát
Chiến sỹ công binh làm nhiệm vụ tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát.

Cuộc thi gan của lính công binh

Khi núi rừng còn chìm đắm trong màn sương mù dày đặc, cán bộ, chiến sỹ Phân đội công binh 17 (Bộ CHQS tỉnh Lào Cai) lên đường làm nhiệm vụ rà phá vật cản. Núi rừng Làng Hang, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) dần hiện rõ.

Vài năm trước, mìn còn sót lại nơi này đã lấy đi sinh mạng của một người đàn ông ở Làng Hang. Nhiều gia súc vướng phải bãi mìn là lời nhắc nhở về vùng đất nguy hiểm người dân đang sinh sống.

Ngày bộ đội về giúp đồng bào làm sạch bãi mìn, không khí trong làng vui như lễ ăn cơm mới. Ông Vừ A Cương, trưởng thôn Làng Giàng xúc động: “Từ nay, con trâu, con ngựa của bà con không còn lo vướng phải cái mìn rồi”.

Từ tháng 4 đến 10 - 2010, chiến sỹ công binh đã phát hiện và xử lý trên 11.000 tín hiệu, tháo gỡ an toàn gần 5.000 quả mìn, đạn cối, lựu đạn, đạn bộ binh các loại, làm sạch 80ha đất đai ở các xã Bản Qua, Quang Kim (huyện Bát Xát). 

Trải tấm bản đồ trên nền đất, Đại úy Nguyễn Đức Hoan, Phân đội trưởng giao nhiệm vụ cho từng bộ phận dò gỡ. Trong bộ áo giáp chống đạn, đầu đội mũ bảo hiểm cùng các loại máy móc, đồ nghề lỉnh kỉnh, từng mũi rà phá tiến vào khu vực bãi mìn bằng một tinh thần chiến đấu thực sự.

Tiếp sau công việc cắm mốc bãi mìn là công đoạn phát quang, bước khởi đầu cho cuộc thi gan của lính công binh rà phá vật cản. Chiếc cần câu tre vừa dẻo vừa dai lùa từng khe, kẽ của tán cây, bụi cỏ để phát hiện dây vướng và tháo gỡ mìn vướng nổ. Người sau đặt vào bước chân người đi trước, các anh phát quang theo hình thức cuốn chiếu cho đến khi sạch cây cỏ ở bãi mìn.

Chiếc máy do chiến sỹ Lưu Văn Công điều khiển bắt đầu công đoạn dò nông. Mỗi khi phát hiện được vật cản, anh rút một lá cờ nhỏ trong túi cắm định vị và tiếp tục mục tiêu khác. Nhìn đường băng chi chít những lá cờ đỏ khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi số lượng quá lớn. “Vẫn chưa hết đâu anh ạ” - Thiếu úy Đỗ Tiến Thành, người trực tiếp chỉ huy lực lượng dò gỡ cho chúng tôi biết thêm.

Sau khi dò xong lớp nông, các anh còn thực hiện bước dò sâu tới 5m bằng máy dò bom. Chiến sỹ Đinh Văn Nghĩa dùng chiếc thuốn bằng sắt nhỏ xiên chếch một góc 450 quanh lá cờ định vị mục tiêu. Tiếp theo, anh dùng xẻng hớt đi lớp đất đầu tiên. Sự căng thẳng lộ rõ trên nét mặt nhưng những động tác của anh vẫn cực kỳ chuẩn xác.

Qui trình được lặp lại ở bước thứ hai, thứ ba rồi thứ tư. Sau khá nhiều nỗ lực, cánh đuôi của một quả đạn cối đã lộ rõ. Thận trọng và khéo léo như một người thợ kim hoàn, anh nhẹ gạt sạch lớp đất xung quanh quả đạn và nhấc lên đặt vào chiếc túi da đeo bên mình.

Chân dung quả lạ

Trong chuỗi những ngày săn tìm quả lạ, các anh đã phải đối mặt với rất nhiều chủng loại mìn, vật cản nổ. Mỗi loại lại có nguyên lí hoạt động, tính năng gây nổ, phạm vi sát thương khác nhau nên phải thực hiện biện pháp tháo gỡ khác nhau.

Cán bộ, chiến sỹ đơn vị cùng nhân dân thôn Cầu Bùn, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên tháo gỡ an toàn quả bom loại 1.200 kg
Cán bộ, chiến sỹ đơn vị cùng nhân dân thôn Cầu Bùn, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên tháo gỡ an toàn quả bom loại 1.200 kg.

Có những loại có thể dò bằng máy song có những vật cản kết cấu hoàn toàn bằng hóa chất, gỗ nên không thể phát hiện bằng máy mà phải dò thủ công. Có những loại lực tác động chỉ khoảng 0,2g cũng gây nổ… Điều đó phản ánh tính chất nguy hiểm, phức tạp mà các anh hằng ngày phải đối mặt.

Cũng có khi sau nửa ngày vật lộn mà sản phẩm mang về chỉ là một mảnh kim loại đã hoen gỉ. Trong quá trình làm nhiệm vụ, không một giây phút nào các anh chủ quan, bởi chỉ một sơ suất nhỏ có thể gây thương vong.

Các chiến sỹ Phân đội công binh 17 thường ở địa bàn thực hiện nhiệm vụ xa khu dân cư, thiếu nguồn nước. Mỗi giai đoạn làm nhiệm vụ thường kéo dài từ 6 - 8 tháng trong điều kiện ăn ở khó khăn, thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Trước lúc chia tay các chiến sỹ Phân đội công binh 17, tôi lội bàn chân trần mà cảm nhận hơi đất mát lạnh rất đỗi bình an. Tiếng con nai tác tác phía đầu núi. Có thể, muôn loài sẽ ngỡ ngàng bởi sự đổi thay của vùng đất, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng sẽ không còn gặp hiểm nguy bởi thứ quả lạ ẩn dưới lòng đất.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.