Cà Mau:

“Tín dụng đen” và nỗi sợ hãi tuổi học trò

“Tín dụng đen” và nỗi sợ hãi tuổi học trò
TP - Khi cần, các em học sinh có thể vay tiền từ tay bạn học của mình. Chỉ cần cho biết tên, lớp đang học là được cho vay. Chỉ có điều lãi suất “cắt cổ”. Nhiều em vướng nợ, gom hết các khoản gia đình chu cấp cũng không đủ trả lãi hàng ngày.
“Tín dụng đen” và nỗi sợ hãi tuổi học trò ảnh 1
Trường THPT Cà Mau là nơi tín dụng đen hoành hành

Nợ nần chồng chất, không còn tâm trí để học hành, các em đành phải nghỉ học, bỏ trốn hoặc chuyển trường xa.

Ám ảnh tín dụng đen, thế lực ngầm bao trùm học sinh và gia đình.Học sinh “dính” tín dụng đen, tương lai tối mịt

Học sinh "dính" tín dụng đen, tương lai tối mịt

Mấy đêm nay, cô giáo VTN không sao ngủ được vì tương lai của đứa cháu mồ côi mẹ tên LTNQ đang lang thang ở quê nhà Nam Định, không được học hành, không việc làm.

Cô giáo VTN tâm sự: “Chuyện cháu tôi vay tiền của bạn học, bao nhiêu tôi cũng trả được, không tiếc gì. Nhưng nghĩ về tương lai của cháu gái không học hành thì sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tôi động viên cháu trở lại trường cũ để học nhưng cháu không chịu, sợ bị trả thù!”.

Gia đình của em LTNQ rất éo le. Mẹ bị bệnh, chết trẻ. Cha đi bước nữa với người đàn bà khác. Cô giáo VTN là dì ruột, thương tình, đón LTNQ về nhà ở phường 9 (TP Cà Mau) nuôi dưỡng, chu cấp cho ăn học tại trường THPT Hồ Thị Kỷ.

Trước Tết Nguyên đán 2008, LTNQ, học sinh lớp 11X, học hành giảm sút, xin nghỉ học. Cô giáo VTN hỏi LTNQ vì sao thì em không trả lời, cương quyết bỏ học, xin chuyển về quê Nam Định.

Một nữ học sinh cùng trường tên TLYN, học sinh lớp 11C7, liên tục đến nhà đòi nợ LTNQ. Cô giáo VTN cho biết thêm: “Cháu tôi khóc suốt ngày vì sợ bạn học cho người đến giết hoặc chặn đường đánh. TLYN đưa ra tờ giấy nhận nợ, cam kết trả nợ, có điểm chỉ tay của LTNQ, 2 lần vay 1,6 triệu đồng. Nhưng TLYN đòi tôi phải trả đủ 2,8 triệu đồng, sau gần 2 tháng vay nợ. Sau đó, trường THPT Hồ Thị Kỷ hòa giải, cho tôi trả nợ thay cho cháu tôi 1,6 triệu đồng”.

Còn học sinh LTT, lớp 10A9, trường THPT Cà Mau từ giã màu áo trắng, về nuôi tôm. Nhà em ở ấp 1, xã An Xuyên (TP Cà Mau) đến trường học phải đi hàng chục cây số. LTT tâm sự:

“Mới ra học, em cũng ham chơi nên hỏi “vay đứng” của bạn 500 ngàn đồng, mỗi ngày phải trả lãi 10 ngàn đồng. Tiền cha mẹ cho chưa đủ trả nợ. Trả lãi chậm 3 ngày thì bị hăm he đánh. Không còn tâm trí nào để học bài, em nói thật với cha mẹ cho xin 2 triệu đồng trả nợ, rồi nghỉ học luôn!”.

Chuyển trường cũng phải trả xong nợ

“Tín dụng đen” và nỗi sợ hãi tuổi học trò ảnh 2Chúng tôi chỉ đạo cho hiệu trưởng các trường rà soát và phối hợp với công an xử lý.

Đối với những học sinh tham gia cho vay, chúng tôi phải chờ cơ quan công an kết luận.

Nhưng người cho vay ngoài trường học, các em học sinh chỉ là nạn nhân nên phải xem xét“Tín dụng đen” và nỗi sợ hãi tuổi học trò ảnh 3 - Ông Ngô Trìu Mến, Phó GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau

Em PVC, học sinh lớp 11A9, trường THPT Cà Mau đã chuyển về huyện Cái Nước để học vì sợ trả thù. Nhà của PVC ở ấp Nhà Phấn, xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước), em ra TP Cà Mau thuê nhà trọ ở để học.

Mới đầu, PVC vay 500 ngàn đồng của một người bạn tên VHL học cùng trường. Hàng ngày em phải trả lãi cho bạn. Hôm nào trả không đủ thì bị hù dọa, nhập lãi thành vốn. Phương tiện, vật dụng của em lần lượt ra đi nhưng không tài nào trả đủ nợ.

Cha của PVC là ông PVP chạy xe ôm nuôi con ăn học. Gia đình có đông anh em nhưng cha mẹ ưu tiên cho PVC học hành, mong ngày nhờ đỡ.

Ông PVP bức xúc: “Tôi cho con đi học mà suốt ngày bị đòi nợ, trả hoài không hết, còn bị hăm he đủ thứ. Tôi chuyển con tôi về trường THPT Phú Hưng (Cái Nước) để học. Mới đây, có 2 học sinh còn mặc đồng phục thể dục của trường THPT Cà Mau đến nhà đòi nợ. Tôi phải trả đủ 2,8 triệu đồng mới yên thân”.

Ông PVP cũng cho biết, những học sinh đến đòi nợ cho biết chỉ cho vay giùm ông chủ. Nếu không thu đúng, thu đủ thì bị xử. Hiện nay, PVC đang tiếp tục học tại trường THPT Phú Hưng (Cái Nước). Em PVC tâm sự: “Ở trường THPT Cà Mau có đến hàng ngàn bạn vay tiền.

Các bạn trong trường chỉ ghi chép và thu nợ, rồi giao tiền cho ông chủ đợi ngoài quán cà phê. Em đang học ở đây, cũng sợ trả thù, các anh đừng nói tên em. Họ dữ dằn lắm. Vay tiền mà trả chậm bị đón đường đánh liền!”.

Ông Trần Hồng Châu, Hiệu trưởng trường THPT Cà Mau cho biết: “Thời gian gần đây, trường THPT Cà Mau có nhiều học sinh tự ý bỏ học, bị người ngoài hành hung hoặc học sinh đánh nhau tại trường. Khi xử lý học sinh, chúng tôi biết chủ yếu  liên quan đến việc học sinh vay tiền nặng lãi”.

Từ con nợ thành cho vay nặng lãi

Vợ chồng ông VH buôn bán gần cổng trường THPT Hồ Thị Kỷ, đau khổ khi hay con mình thu tiền góp. Vợ chồng ông suốt ngày mua bán để có tiền cho con đi học, không theo được từng bước chân của con.

Bà NMN tâm sự: “Trước đây, con tôi năn nỉ cho xin 2 triệu đồng để trả tiền mượn. Tôi hỏi tiền gì mà nhiều vậy? Con tôi trả lời lỡ mượn của ông Hoàng. Mượn mà không trả thì con không đi học được, họ cho người đánh. Vợ chồng tôi trả xong cho con yên tâm học hành. Ai ngờ bây giờ bị nhà trường mời lên thông báo chuyện tày trời như vậy!”.

VHL, VHV là 2 học sinh trường THPT Cà Mau chạy xe máy đi khắp các nhà trọ học sinh thuê để đòi nợ. Ông Trần Hồng Châu, Hiệu trưởng trường THPT Cà Mau xác định: “Qua tìm hiểu gia đình và 2 học sinh thì có một em là nạn nhân của cho vay nặng lãi và tiếp tay cho vay nặng lãi với học sinh khác.

Bản thân học sinh này cũng phải bảo lãnh món nợ đó. Hàng ngày, học sinh này đôn đốc thu lãi. Các em vay tiền không trả nổi rất lo sợ. Các em đi cho vay thì cũng chạy lo thu tiền. Các em không còn thời gian, tâm trí để học hành”.

VHL, học sinh lớp 12C6 trông hiền hành nhưng rất lanh lợi khi tiếp xúc với mọi người. VHL vay 1 triệu đồng, mỗi ngày phải trả 10 ngàn đồng. Hiện nay, VHL còn nợ 5,2 triệu đồng. Khi hỏi, VHL cho những học sinh nào trong trường của em hoặc trường khác vay thì em khẳng định là không. Nhưng chính em đã cho vay và chỉ cho TBT vay tiền để gia đình phải trả nợ 12,5 triệu đồng.

Ông Trần Hồng Châu, Hiệu trưởng trường THPT Cà Mau nhận định: “Có khoảng vài trăm học sinh vướng nợ, trong đó có khoảng vài chục em nợ trầm trọng, học hành giảm sút hoặc bỏ học.

Từ đầu năm học đến nay, có 246 học sinh chuyển trường hoặc nghỉ học không có lý do. Tình hình học sinh bỏ học, đánh nhau, buông trôi học tập diễn ra khá nhiều… Chúng tôi hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn, cố gắng bảo vệ các em khi đến trường”.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.