Tình người trên 'mắt chốt'

Tình người trên 'mắt chốt'
TP - Đồn biên phòng (BP) 551 đóng ở xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An) cách TP Vinh tới 300 km được xác định là mắt chốt, yết hầu quan trọng, từ đây các chiến sĩ tuần tra dọc hành lang biên giới.
Tình người trên 'mắt chốt' ảnh 1

Vùng rừng núi này khí hậu khắc nghiệt, sương mây đặc quánh cả ngày, lạnh thấu xương. Chiến sĩ BP ở đây luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, súng lên đạn sẵn để đối phó với kẻ xấu, lợi dụng địa thế hiểm trở vận chuyển ma tuý.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Trạm trưởng Cửa khẩu Tam Hợp, cho biết trong đợt rét đậm vừa qua, nơi đây xuất hiện băng tuyết, áo quần giặt cả chục ngày không khô, nhiều lính BP mới lên lần đầu chưa quen nên bị chảy máu cam. Thiếu thốn trăm bề nhưng các chiến sĩ vẫn thay nhau bám trụ tại Trạm cửa khẩu Tam Hợp và trong năm qua phá được 2 vụ vận chuyển ma túy trái phép...

Đồn biên phòng 551 hằng tháng đều tổ chức tuần tra biên giới đột xuất. Thiếu úy Phan Nam Long kể mỗi chuyến đi thường kéo dài 7-10 ngày và chiến sĩ phải cõng theo 25 kg súng ống, lương thực, xuyên rừng lội suối, có khi phải bám cheo leo trên vách đá.

Buổi tối, các chiến sĩ căng lều bạt giữa rừng để nấu ăn, nghỉ ngơi, sáng ra lại hành quân. Trong những chuyến tuần tra đột xuất này, bộ đội BP phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ma tuý, chặt phá lâm sản. Có những chuyến tuần tra giữa rừng gặp lũ dâng cuốn hết lương thực, bộ đội phải trèo lên ngọn cây chờ nước rút, đào khoai mài, hái rau rừng ăn.

Đồn còn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Nhiều chiến sĩ nói được cả tiếng Mông, Thái, Tày…

Nhờ vậy, trong năm qua bộ đội BP ở đây vận động bà con giao nộp hàng chục khẩu súng. Đồn đã cử đồng chí Vừ Bá Rê làm bí thư chi bộ bản người Mông (bản Huồi Sơn).

Già làng Vừ Giông Pó nói: “Bản ta xưa nay mùa đói nhiều hơn mùa no, nhưng giờ thì sướng rồi. Tất cả nhờ bộ đội BP”. Đồn 551 còn đỡ đầu 5 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồn giao cho Trạm cửa khẩu Tam Hợp hỗ trợ 15 kg gạo/tháng/ em. Đoàn thanh niên của Đồn 551 chăm sóc 2 cháu mồ côi.

Thượng tá, Đồn phó Nguyễn Duy Đường cho biết: Vì chiến sĩ hiếm khi về nhà, vợ của họ thường vượt rừng lên thăm chồng rồi về quê sinh con. Đồn thường bố trí buồng hạnh phúc cho đôi trẻ và sau đó chờ tin vui.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.