Tình nguyện phong cách “ai-ti”

Tình nguyện phong cách “ai-ti”
TP- Đội hình sinh viên tình nguyện IT (viết tắt của từ Information Technology – công nghệ thông tin) – Hè 2008 lần đầu tiên được T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với VNPT, Intel tổ chức lần đầu tiên tại 15 xã của ba tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh Bình.

Trở về sau đợt tình nguyện ấy, những sinh viên ĐH Bách khoa - trường đầu tiên tham gia chương trình - cho biết họ đã có mùa hè đầy ý nghĩa vì giúp đỡ nhiều người ham học.

Tình nguyện phong cách “ai-ti” ảnh 1
Những lớp học do “sinh viên tình nguyện IT” luôn thu hút đông đảo học sinh và người dân tham gia. Một lớp học tại xã miền núi của Hòa Bình  Ảnh: CTV

Mang công nghệ tới vùng xa

60 sinh viên ở nhiều khoa của ĐH Bách khoa Hà Nội được chia thành 15 nhóm lên đường đến các xã còn khó khăn của 3 tỉnh nói trên.

Lê Đại Dương, khoa Công nghệ Hóa học nhớ mãi ngày đầu bắt tay vào việc tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn, Hòa Bình): “Ở vùng miền núi còn khó khăn nhưng lãnh đạo địa phương cũng đã thuê máy vi tính để học sinh thực hành. Trong kỳ tình nguyện, 4 thành viên đã hướng dẫn kín lịch 2 buổi mỗi ngày và đã có tổng 395 giờ thực hành”.

Tại các thành phố, việc làm thế nào để khởi động một chương trình hay truy cập internet có thể... là thao tác thật đơn giản nhưng với những học sinh và nhiều bạn trẻ là công chức địa phương đây là những kiến thức hoàn toàn mới.

Hoàng Thanh Tùng, Viện cơ khí Động lực, nhóm trưởng IT tại Thiệu Khánh (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) xúc động kể: “Là xã khó khăn nhưng người dân địa phương đã mượn được 5 chiếc máy tính cũ làm phương tiện giảng dạy. Nhu cầu của học sinh quá đông nên những ca ban ngày, cán bộ Đoàn và công chức địa phương phải nhường cho học sinh để học vào buổi tối. Nhiều hôm mất điện, xã phải chạy máy phát điện suốt 15 tiếng đồng hồ phục vụ lớp học...”.

Các nhóm ở Thanh Hoá, Hoà Bình, Ninh Bình cùng nhau chia sẻ: “Thật xúc động trước tinh thần học tập của học sinh, các tình nguyện viên không quản ngày đêm, nhiều lúc “căng” mình ra giảng 2 –3 ca mỗi ngày và không hề có ngày nghỉ. Với ước mơ và tinh thần ham học của học sinh những vùng còn khó khăn, hy vọng có nhiều đội hình tình nguyện chuyên mang kiến thức về công nghệ thông tin tỏa về các địa phương trên cả nước...”.

Chung tay làm tình nguyện

Chương trình Sinh viên tình nguyện IT là mô hình thí điểm đầu tiên phối hợp giữa T.Ư Hội SVVN, tập đoàn VNPT và tập đoàn Intel. Sinh viên tình nguyện IT sẽ được hỗ trợ giáo trình hướng dẫn sử dụng máy tính và Internet do Đoàn Thanh niên của VNPT biên soạn, sử dụng máy tính có trang bị đường truyền Internet phục vụ cho công tác giảng dạy những kiến thức cơ bản về máy tính và Internet cho ĐVTN và người dân địa phương.

Theo ông Thân Trọng  Phúc- Tổng GĐ  Intel Việt Nam, đây là chương trình sinh viên tình nguyện đầu tiên đưa công nghệ thông tin về vùng sâu, vùng xa, vùng  khó  khăn được phối hợp bài bản và chuẩn bị kỹ lưỡng giữa 3 tổ chức nói trên và sẽ được nhân rộng tới nhiều tỉnh thành sau đợt thí điểm.

Anh Nguyễn Phi Long, Chánh văn phòng Hội SVVN cho biết: “Từ chương trình thử nghiệm, T.Ư Hội SVVN sẽ phối hợp với đơn vị tổ chức tăng thời gian tổ chức hoạt động tại địa phương.

Hàng năm tập huấn cho SV tham gia tình nguyện, có khảo sát chi tiết về địa bàn tổ chức hoạt động, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xã hội và mua bảo hiểm tình nguyện cho sinh viên...nhằm hướng tới xây dựng và mở rộng các đội hình tình nguyện chuyên hoạt động thực sự hiệu quả”.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.