Trở thành công dân danh dự Hoàng Sa

Bạn trẻ Đà Nẵng luôn quan tâm tới chủ quyền biển đảo
Bạn trẻ Đà Nẵng luôn quan tâm tới chủ quyền biển đảo
TP - Ý tưởng đăng ký trở thành Công dân danh dự Hoàng Sa của ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Lịch sử TP Đà Nẵng, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân cả nước, đặc biệt là giới trẻ Đà Nẵng.

> Những công dân huyện đảo Hoàng Sa

Bạn trẻ Đà Nẵng luôn quan tâm tới chủ quyền biển đảo
Bạn trẻ Đà Nẵng luôn quan tâm tới chủ quyền biển đảo.
 

Lê Xuân Hà (Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Đà Nẵng), nhận định: “Sáng kiến này rất thiết thực. Đây chính là cách thể hiện lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng, đông đảo người dân Việt Nam nói chung trong việc bảo vệ và gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc”.

Trần Ngọc Quỳnh Anh (lớp 09CNA, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng) nói: “Theo mình biết, huyện đảo Hoàng Sa đã có công chức nhưng chưa có dân. Do đó, việc có thể trở thành công dân danh dự của huyện đảo sẽ là vinh dự cho mình và các bạn trẻ”.

Theo anh Trương Trung Phương, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, việc trở thành công dân danh dự Hoàng Sa sẽ khơi sâu rộng và phát huy tinh thần yêu nước của mỗi người dân từ nhận thức gắn với từng hành động cụ thể. Hơn hết, đây là việc làm giúp xóa đi khoảng cách giữa đất liền và hải đảo, đưa hình ảnh Hoàng Sa vào lòng mỗi người dân, nhất là giới trẻ.

“Vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa không chỉ tồn tại ở mặt pháp lý. Quan trọng hơn, nó là mối dây tình cảm gắn kết mọi người dân với lãnh thổ Việt Nam, được giữ gìn và phát huy đến các thế hệ mai sau”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hường, giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Đà Nẵng nói.

Những nhân chứng người Đà Nẵng từng sống và làm việc ở Hoàng Sa dự lễ ra mắt Kỷ yếu Hoàng Sa (tháng 1-2012). Ảnh: Nguyễn Huy
Những nhân chứng người Đà Nẵng từng sống và làm việc ở Hoàng Sa dự lễ ra mắt Kỷ yếu Hoàng Sa (tháng 1-2012).
Ảnh: Nguyễn Huy.
 

Tuổi trẻ Đà Nẵng sẽ tiên phong

Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng, Lương Nguyễn Minh Triết, nói: Khi chủ trương này được các cấp lãnh đạo thống nhất thông qua, Thành Đoàn sẽ chính thức triển khai và đi đầu hưởng ứng. Hy vọng trong số những công dân danh dự của Hoàng Sa đầu tiên sẽ có nhiều bạn trẻ Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng là nơi đứng chân của UBND huyện đảo Hoàng Sa. Với lợi thế ấy, Đà Nẵng sẽ là nơi kết nạp những công dân danh dự Hoàng Sa đầu tiên. Anh Trương Trung Phương khẳng định: “Đây là dịp sinh viên được thể hiện trách nhiệm và lòng yêu nước của mình. Nếu nhận được quyết định chính thức về vấn đề này từ phía lãnh đạo Nhà nước và thành phố thì Đoàn trường Sư phạm sẽ sớm triển khai, tăng cường tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia”.

Chị Phạm Thị Tú Phương, Phó Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), cùng quan điểm: “Đây là sáng kiến hay, nếu được sự cho phép chính thức từ lãnh đạo, Đoàn trường sẵn sàng tham gia nhằm đề cao tinh thần yêu nước trong sinh viên, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.