Trớ trêu “người lớn - trẻ con”

Trớ trêu “người lớn - trẻ con”
Ở phương Tây, tuổi 18 đồng nghĩa với việc rời nhà ra sống tự lập, còn nếu tiếp tục sống ở nhà thì hàng tháng phải trả tiền thuê nhà hay một khoản tiền nhất định cho bố mẹ. Nhưng ở Trung Quốc thì lại khác.

Li Xiaobin, 25 tuổi, là con trai độc nhất. Li từng làm nhân viên bảo vệ sau khi rời quân ngũ nhưng chẳng được bao lâu thì quyết định bỏ việc vì “lương thấp thế thì chịu làm sao được”.

Li tìm một việc khác, nhưng mãi vẫn chẳng thấy việc nào hợp. Anh mất niềm tin vào bản thân và quyết định sống nhờ bố mẹ. Công việc hàng ngày hiện tại của Li được gói gọn trong mấy hoạt động thế này: vào mạng và ngồi tán gẫu với những người bạn có cùng số phận.

Trường hợp của M.Huang, một nhân viên văn phòng ở Thâm Quyến, có hơi khác một chút. Sau khi có được tấm bằng, anh từ biệt bố mẹ đi làm. Nhưng thu nhập hàng tháng chỉ bằng một nửa của mẹ và 1/3 của bố. Mang tiếng là sống tự lập mà bố mẹ chẳng hề nhẹ gánh: “Tôi làm sao đủ tiền mua được nhà. Thôi thì đành ở nhờ bố mẹ vậy. Bây giờ tôi đã lập gia đình và có con nhưng lương của hai vợ chồng gộp lại cũng chẳng đủ tiêu. Thế là lại tìm đến bố mẹ nhờ các cụ hỗ trợ”.

Những trường hợp như Li Xiaobin hay M.Huang hiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc. Theo công bố của Trung tâm nghiên cứu về tiến trình lão hóa ở Trung Quốc thì hiện nước này có tới 30% thanh niên còn sống nhờ bố mẹ. Họ được gọi là những “Người lớn - Trẻ con” với ý chê bai.

Hiện ở nước này có 7 nhóm thanh niên được xếp vào nhóm “Người lớn - Trẻ con”: Cử nhân mới ra trường chưa tìn được việc; Những người bị kiệt sức do công việc cần được nghỉ ngơi; Những giám đốc công ty tư nhân bị thất bại; Những thanh niên thất nghiệp không tìm được việc làm mới; Những người không có khả năng và không chấp nhận công việc tay chân (nhóm này đông nhất); Những người thu nhập kém hơn bố mẹ.

Giáo sư Gao Binzhong (Đại học Bắc Kinh) cho rằng hiện tượng “Người lớn - Trẻ con” hiện nay có thể là hệ quả của hệ thống giáo dục truyền thống của Trung Quốc (quá chú trọng đến thi cử) và chính sách một con (chẳng tiếc gì với con). Các nhà xã hội học thì quả quyết: Lỗi là do thanh niên không tìm được việc làm như ý.

 Nhưng nói gì thì nói hiện tượng “Người lớn - Trẻ con” đang là một yếu tố gây bất ổn xã hội.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.