Trung Quốc: Học sinh thiếu ngủ trầm trọng

Trung Quốc: Học sinh thiếu ngủ trầm trọng
TPO - Ngày nay, trẻ em Trung Quốc phải chịu nhiều áp lực của việc học tập dẫn đến nguy cơ mắc các chứng bệnh về tâm lý. Các chuyên gia cho rằng cần phải cắt bớt giờ học trên lớp để trẻ em có thêm thời gian cho việc vui chơi và giải trí.
Trung Quốc: Học sinh thiếu ngủ trầm trọng ảnh 1
Học sinh Trung Quốc phải chịu nhiều áp lực bài vở. Ảnh: Chinadaily

Liu Xingjian học sinh lớp 6 trường cấp II ở Bắc Kinh than thở: “Điều khó nhất đối với tôi là phải dậy từ lúc 5 giờ 50 để đến trường hàng ngày”. Cũng như 28 bạn học cùng lớp, dù thích hay không thì ngày nào Liu cũng phải đến trường trước 7giờ 30 sáng.

Trong cuộc điều tra vào năm 2005 đối với 2.500 học sinh tại 6 thành phố bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, có 66 % cấp II và 77 % học sinh cấp III bị thiếu ngủ. Sau đó một số thành phố trong đó có Thượng Hải đã giảm giờ học để học sinh có thời gian vui chơi và giải trí.

Cuộc tham khảo ý kiến trên tờ China daily mới đây cho biết  70% trên tổng số 1,133 người trả lời đồng ý với ý kiến là sẽ cắt giảm giờ học, 22% không đồng ý và 10% là không có ý kiến gì.

Một độc giả phản hồi lại rằng cách tốt nhất để trẻ học tốt là kết hợp giữa việc học và chơi. Như vậy, chúng sẽ có thể phát triển tính cách, học cách làm việc độc lập và nâng cao kỹ năng giao tiếp. Đó là những điều mà trẻ em Trung Quốc đang thiếu.

Ý kiến khác cho rằng: “Giảm thời gian học để chúng có thể về nhà sớm là một ý kiến hay. Trường học nên tổ chức thêm nhiềm hoạt động ngoại khóa cho học sinh".

Mặc dù thời gian học ở trường đã kín nhưng nhiều phụ huynh vẫn muốn cho con cái mình học thêm ngoài chương trình giảng dạy trên lớp.

Liu là một ví dụ, thời gian cuối tuần đáng ra phải được nghỉ ngơi nhưng em lại phải học thêm môn Toán, Tiếng Anh và Tiếng Trung.

Mẹ của Liu, giáo viên một trường học ở Bắc Kinh cho rằng: Con trai tôi vẫn còn đủ thời để học thêm nữa. Tất nhiên là tôi vẫn muốn con mình có thời gian để ngủ, chơi và tập thể thao nhưng nếu mà để cho chúng có thời gian chơi nhiều quá thì lớn lên chúng sẽ chẳng làm được việc gì”.

Theo các chuyên gia về giáo dục thì phải mất một thời gian để mọi người chấp nhận việc rút ngắn thời gian học và cũng khó có thể thay đổi suy nghĩ là phải có một tấm bằng đại học thì mới có một công việc tốt.

Theo Chinadaily

MỚI - NÓNG