Từ thợ sửa xe đến ông chủ thu nhập 20 triệu đồng/tháng

Nguyễn Hữu Thanh.
Nguyễn Hữu Thanh.
Khởi điểm với 600.000 tiền vốn để mua sâu gạo về nuôi, sau một thời gian, chàng trai 9X Nguyễn Hữu Thanh (An Giang) thu trung bình 20 triệu/tháng, hơn hẳn nghề sửa xe trước đó.

Nguyễn Hữu Thanh (24 tuổi, ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đang là chủ hai trang trại nuôi sâu gạo ở An Giang và Kiên Giang. Thanh có hơn 50 khay nuôi sâu gạo. Mỗi ngày Thanh xuất bán từ 6-8kg sâu. Với mức giá trung bình 100.000/kg, trừ hết chi phí giúp Thanh thu lợi nhuận từ 500.000- 700.000 đồng. Ngoài ra Thanh còn duy trì trên 6.000 con bọ giống.

Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù là con một nhưng Hữu Thanh vẫn phải dừng con đường học vấn khi học hết lớp 12. Thanh thích theo học ngành công nghệ thông tin. Nhưng biết được hoàn cảnh kinh tế gia đình không đủ để ăn học nên Thanh gác ước mơ đại học lại và chọn học nghề sửa xe đạp điện.

"Mình chọn nghề này vì chỉ cần học khoảng vài tháng có thể làm việc được. Nếu học sửa xe gắn máy phải mất nhiều thời gian. Học xong, mình mở tiệm sửa xe tại nhà nhưng thu nhập cũng khá bấp bênh", Thanh cho biết.

Cuối năm 2012, trong một dịp sang Đồng Tháp chơi, được chủ nhà đãi món sâu gạo. Ăn thử thấy ngon và nhận thấy nhu cầu thị trường đang khát mặt hàng này để làm thức ăn cho chim, cá cảnh, một số loại cá giống nên Thanh tìm hiểu mô hình nuôi.

Thanh giải thích: "Mình quyết định theo đuổi vì nghề nuôi sâu còn khá mới mẻ ở địa phương, hơn nữa chi phí ban đầu khá thấp, không tốn nhiều diện tích, rất phù hợp với điều kiện của gia đình”. Ban đầu, chỉ có 600.000 đồng, anh mua 300 con giống về nuôi trong vài chiếc chậu để ở góc bếp của nhà. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt tốt kỹ thuật nên hơn một nửa số con giống đã chết khi chưa kịp xuất chuồng.

Nhưng con giống không chết, Thanh lại gặp rắc rối vì sâu sinh sản ít. Đến lúc xuất bán, do chưa tìm được đầu ra nên anh bị ép giá. "Ban đầu khởi nghiệp chật vật vậy nhưng mình không thấy nản vì nghĩ đằng nào cũng khổ sẵn, có khó khăn nữa cũng không sao", Thanh chia sẻ.

Anh dành thời gian nghiên cứu thêm nhiều tài liệu về các loại bệnh và cách chăm sóc sâu gạo và đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Dần dần, những kinh nghiệm tích lũy giúp công việc của Thanh phát huy hiệu quả. Mỗi ngày, anh Thanh thu được từ 6-8 kg sâu nở từ trứng từ bọ giống sau 45 ngày chăm sóc. Với giá dao động khoảng 100.000 đồng/kg, Thanh thu lại được 70% lợi nhuận. Anh chia sẻ: “Ban đầu mình chỉ tính nuôi thử, hy vọng con sâu giúp phụ thêm đồng ra đồng vào, không ngờ mô hình mang lại hiệu quả ngoài mong đợi”.

Với kinh nghiệm có được, đã có nhiều thanh niên địa phương, người dân ở nhiều nơi tìm đến cơ sở của Thanh học nghề. Anh luôn sẵn sàng chia sẻ nguồn giống và kỹ thuật nuôi cho những ai muốn học hỏi. Đồng thời Thanh còn nhận bao tiêu lượng sâu để có đầu ra ổn định cho người nuôi. Có những trường hợp khó khăn, Thanh không ngần ngại tặng luôn con giống cho họ.

Nói về nghề nuôi sâu, Thanh cho biết: "Công việc này vừa dễ vừa khó. Nếu vượt qua những khó khăn ban đầu sẽ thấy nuôi con này khá đơn giản. Nguồn thức ăn dễ kiếm mà chi phí thấp, dụng cụ nuôi chủ yếu là thau, khay nhựa. Nhiệt độ của miền Nam cũng thích hợp để nuôi, và chỉ cần bỏ ra vài tiếng buổi tối để chăm sóc chúng".

Từ góc bếp gia đình, hiện tại Thanh đã có hai cơ sở nuôi sâu gạo ở An Giang, Kiên Giang. Ngoài ra, thời gian sắp tới Thanh dự định sẽ nuôi thêm một số loài khác như rắn mối, tắc kè để đảm bảo ổn định hơn về thu nhập.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.