Tuổi trẻ 'hiến kế' chống nạn tảo hôn do di dân tự do

Anh Nguyễn Ngọc Hoàng – Phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị
Anh Nguyễn Ngọc Hoàng – Phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị
TPO - Dân di cư tự do đến các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Những vấn đề bất cập trong cuộc sống đồng bào nơi tái định cư đã gây nên nhiều hệ luỵ, xáo trộn đến tình hình kinh tế-xã hội địa phương, trong đó có tình trạng tảo hôn. 

Ngày 24/9, tại Đắk Lắk, Ban chỉ đạo đề án tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức hội nghị báo cáo rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền giai đoạn 2017-2021.

Tuổi trẻ 'hiến kế' chống nạn tảo hôn do di dân tự do ảnh 1Các đại biểu tham dự hội nghị

Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng – Chính uỷ Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng Việt Nam, Phó Ban Chỉ đạo Đề án nhận định, tình trạng dân di cư tự do đã gây nên ảnh hưởng không nhỏ trong phát triển kinh tế, an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường như: tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng để lấy đất sản xuất; Nạn tảo hôn gia tăng; Phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sắp xếp dân cư, sử dụng đất…

Tuổi trẻ 'hiến kế' chống nạn tảo hôn do di dân tự do ảnh 2Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng phát biểu tại Hội nghị

Anh Nguyễn Ngọc Hoàng – Phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk nhận xét: Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở Đắk Lắk làm ảnh hưởng đến phát triển giống nòi, làm giảm chất lượng trí tuệ và chất lượng dân số.  Thống kê cho thấy mỗi năm ở tỉnh Đắk Lắk có khoảng 800 cặp vợ chồng tảo hôn, gần 20 cặp hôn nhân cận huyết thống. Tệ nạn này xuất hiện ở các huyện Ea Súp, Ea H’Leo, Cư M’gar, Krông Bông và Krông Pắk.

Để khắc phục rồi tiến tới xoá bỏ tình trạng nhức nhối nói trên, thời gian qua tuổi trẻ địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến mỗi đoàn viên thanh niên về luật hôn nhân, sức khoẻ sinh sản. Từ đó, đưa kiến thức vế tận thôn buôn, những vùng khó tiếp cận nguồn thông tin.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân hiểu, nắm rõ tác hại và hệ luỵ của nạn tảo hôn là rất quan trọng. Khi họ nhận thức rõ, và xoá bỏ hoàn toàn các hủ tục đó, thì công tác tuyên truyền mới gọi là thành công. Để thực hiện được đòi hỏi cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải có thời gian – Anh Nguyễn Ngọc Hoàng nói.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.