Tư liệu tham khảo cuộc thi tìm hiểu:

“Tuổi trẻ với Luật Giao thông đường thủy nội địa” - Kỳ I

“Tuổi trẻ với Luật Giao thông đường thủy nội địa” - Kỳ I
TP - Câu 1: Luật Giao thông đường thủy nội địa thông qua kỳ họp thứ 5, khóa XI Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam gồm bao nhiêu chương, điều? Các chương quy định những nội dung gì? Hãy nêu phạm vi điều chỉnh của Luật?

Trả lời:

1.  Luật giao thông đường thủy nội địa được thông qua tại kỳ họp lần thứ 5, khóa XI Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: IX chương,103 điều.

2. Các chương quy định những nội dung:

- Chương I (từ điều 1 đến điều 8): Những quy định chung.

- Chương II (từ điều 9 đến điều 23): Quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

- Chương III (từ điều 24 đến điều 28): Phương tiện thủy nội địa.

- Chương IV (từ điều 29 đến điều 35): Thuyền viên và người lái phương tiện.

- Chương V (từ điều 36 đến điều 68). Gồm:

Mục 1: Quy tắc giao thông (từ điều 36 đến điều 44)

Mục 2: Tín hiệu của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa (từ điều 45 đến điều 68).

- Chương VI (từ điều 69 đến điều 76): Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, cảng vụ và hoa tiêu đường thủy nội địa.

- Chương VII (từ điều 77 đến điều 98): Vận tải đường thủy nội địa.

- Chương VIII (từ điều 99 đến điều 101): Quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

- Chương IX (từ điều 102 đến điều 103): Điều khoản thi hành.

3/ Phạm vi điều chỉnh của Luật:

Phạm vi điều chỉnh của luật được quy định tại chương I, điều 1 Luật giao thông đường thủy nội địa: Luật này quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa.

Câu 2: Khi tham gia giao thông các phương tiện thủy nội địa cần những điều kiện gì?

Trả lời:

Tại chương III, điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định các phương tiện thủy nội địa khi tham gia giao thông cần những điều kiện:

1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức trở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại các khoản 2,3 và 4 điều 26 của luật này;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;

c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.

2. Đối với phương tiện không có  động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã  lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 đến 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều này.

3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải  bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký.

4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè, khi hoạt động phải đảm bảo an toàn theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.  

(Còn nữa)

MỚI - NÓNG