Gặp mặt “Những người Bạn của Đoàn”:

Xã hội hóa mạnh mẽ công tác Đoàn

Xã hội hóa mạnh mẽ công tác Đoàn
TP - “Những người Bạn của Đoàn” là cuộc gặp mặt đầu tiên có nhiều đóng góp cho Đoàn do T.Ư Đoàn tổ chức vào ngày 26/3 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) nhân kỷ niệm 77 năm thành lập Đoàn.

Vượt lên trên một cuộc gặp gỡ thông thường là thông điệp mà tổ chức Đoàn hướng tới. Anh Nguyễn Hoàng Hiệp - Bí thư T.Ư Đoàn (ảnh) trao đổi với PV báo Tiền phong về những vấn đề mới này.

Xã hội hóa mạnh mẽ công tác Đoàn ảnh 1
Anh Nguyễn Hoàng Hiệp - Bí thư T.Ư Đoàn

Góp phần xã hội hóa công tác Đoàn

Thưa anh, từ lâu đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân gắn bó, chia sẻ với tổ chức Đoàn thân thiết như những người bạn, nhưng đây là lần đầu tiên Đoàn tổ chức gặp mặt?

Thực tế, chủ trương chung về xã hội hóa công tác Đoàn cần phải hiểu sâu, hiểu rộng hơn không chỉ vấn đề nguồn lực cho công tác Đoàn là bao nhiêu, cơ sở vật chất thế nào mà cả hệ thống về chủ trương, chính sách trong hoạt động hỗ trợ giáo dục thanh niên.

Trên tinh thần ấy, trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Bí thư đánh giá công tác xã hội hóa của Đoàn thanh niên đạt hiệu quả cao nhất.

Tổ chức Đoàn đã giành được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội, của các tổ chức, doanh nghiệp... Chính vì thế, T.Ư Đoàn quyết định tổ chức cuộc gặp mặt với quy mô lớn.

Thực tế, không phải bây giờ tổ chức Đoàn mới gặp mặt những người bạn, mà trước đó các ban, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn trực tiếp tổ chức các hoạt động hoặc tham mưu cho Ban Bí thư T.Ư Đoàn thường xuyên gặp gỡ các đơn vị, cá nhân đóng góp cho tổ chức Đoàn vào dịp 26/3, nhưng năm nay cuộc gặp mặt được tổ chức tập trung với khách mời mở rộng hơn.

Có thể nói “những người bạn” của Đoàn có số lượng lớn và trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Vậy T.Ư Đoàn chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này như thế nào về số lượng và thành phần khách mời?

Đặc thù của công tác Đoàn có đối tượng rộng, lĩnh vực đa dạng bởi mọi mặt của đời sống xã hội đều liên quan đến thanh niên. Như vậy, để gặp gỡ được tất cả những người bạn đã sát cánh với Đoàn thì rất khó có điều kiện được đông đủ.

Tới thời điểm này, Ban Bí thư đã gửi giấy mời đến hơn 200 đại biểu đại diện cho các tổ chức, ban ngành, doanh nghiệp... có  nhiều đóng góp trong thời gian dài về cơ chế chính sách, ủng hộ về vật chất, chủ trương, đường lối giúp cho công tác Đoàn hoạt động hiệu quả, lâu dài.

Ngoài các cơ quan, đơn vị trong nước còn có 25 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ cũng được mời gặp mặt...

Tiếp tục những “đơn đặt hàng”

Không đơn giản như cuộc trò chuyện, gặp gỡ thông thường, cuộc gặp mặt với “những người bạn” có điều gì đặc biệt không, thưa anh?

Xã hội hóa mạnh mẽ công tác Đoàn ảnh 2Muốn tổ chức Đoàn mạnh thì từng tế bào từ chi đoàn cơ sở phải mạnh. Muốn vậy, ít nhất từ cấp cơ sở Đoàn phải có tài liệu, thông tin để sinh hoạt và bổ sung kiến thức mà điều đó phụ thuộc vào sự phân bổ ngân sách của chính quyền từng địa phương.

Đó là nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của một số tổ chức Đoàn, đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn.

Do vậy, tổ chức Đoàn huy động sự đóng góp của các đơn vị nhằm chủ động hỗ trợ các cấp Đoàn cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và những vùng còn khó khănXã hội hóa mạnh mẽ công tác Đoàn ảnh 3

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Hoàng Hiệp

Đây đúng là sự kiện quan trọng đối với tổ chức Đoàn. Nhân Tháng Thanh niên và kỷ niệm 77 năm thành lập Đoàn, đây không chỉ là dịp để Ban Bí thư bày tỏ sự biết ơn những người bạn của Đoàn.

Thông qua sự kiện này, tổ chức Đoàn còn “đặt hàng” với các tổ chức về những vấn đề mà Đoàn TN cần tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ trong suốt thời gian tới.

Tại cuộc gặp gỡ, những người bạn sẽ phát biểu ý kiến đóng góp cho công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động chung của hệ thống Đoàn TN và dành thời gian trao đổi, thảo luận xoay quanh những vấn đề mà tổ chức Đoàn “đặt hàng”...

Những đơn đặt hàng đó là gì, thưa anh?

Các đơn đặt hàng được thể hiện trên cả 3 mặt công tác chính của Đoàn rất cần sự tham gia của các nhà tài trợ.

Thứ nhất, công tác giáo dục chuyển dần từ phương thức nghe nhìn đơn thuần sang giáo dục thông qua những sự kiện, hình ảnh cụ thể.

Muốn chuyển đổi thì ngoài sự nỗ lực của các cấp bộ Đoàn, cần phải có điều kiện về kinh phí mà ngân sách không thể gánh nổi và rất cần có nhà tài trợ.

Thứ hai, trong hoạt động phong trào nếu phát huy tính xung kích thì cơ bản thanh niên chủ  động được nhưng riêng lĩnh vực xung kích phát triển kinh tế xã hội thì rất cần điều kiện ban đầu là tạo cơ chế chính sách thông thoáng để huy động và phát huy vai trò của thanh niên mạnh mẽ hơn nữa.

Với phong trào “4 đồng hành” tổ chức Đoàn rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt của các đơn vị.

Thứ ba, trong xây dựng tổ chức và chỉ đạo điều hành, T.Ư Đoàn rất muốn đổi mới cách chỉ đạo trong hệ thống, chẳng hạn như xây dựng Đoàn TN điện tử trong khi ngân sách có hạn mà nhiều đơn vị sẵn sàng giúp đỡ...

Tất cả những đơn đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều nhắm đến việc đổi mới và thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình xã hội hóa công tác Đoàn.

Phương Hiếu
Thực hiện

MỚI - NÓNG