Xuống núi tìm chữ

Xuống núi tìm chữ
“Đến giờ chính em cũng không tin được là mình đã xuống núi tìm được cái chữ như hôm nay...”. Đó là lời tâm sự của Giàng A Sử (dân tộc Mông, đang học lớp 8 tại Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái).

Xuống núi tìm chữ

> Lội sông tìm chữ
> Dựng lều tìm chữ trên cao nguyên Mèo Vạc

“Đến giờ chính em cũng không tin được là mình đã xuống núi tìm được cái chữ như hôm nay...”. Đó là lời tâm sự của Giàng A Sử (dân tộc Mông, đang học lớp 8 tại Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái).

Giàng A Sử (trái) giúp một học sinh khuyết tật (Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái) học bài. Ảnh: như quỳnh
Giàng A Sử (trái) giúp một học sinh khuyết tật (Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái) học bài. Ảnh: như quỳnh.

Giàng A Sử sinh ra trong một gia đình người Mông nghèo có tám anh em tại thôn Ngòi Lao, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn,tỉnh Yên Bái. Bố mất khi Sử vừa chập chững tập đi. Mẹ mù chữ, làm ruộng nuôi tám anh em ăn học...

Sử cho biết: “Ngày ấy cuộc sống khó lắm. Mẹ và các anh chị chỉ biết phát nương làm rẫy, làm nhiều lắm mà không đủ cái ăn, bảy anh em lần lượt nghỉ học để cùng mẹ làm nương vậy mà vẫn đói nghèo”. Đến lượt Sử, mẹ cũng buồn bã bảo: “Khó quá, ở nhà thôi, không đi học được nữa...”, nhưng anh cả lại nói với Sử: “Tao đã bỏ học rồi, mày phải học để lấy cái chữ về giúp bản làng”.

Sử suy nghĩ: “Cả gia đình đã không được học chữ rồi, mình phải cố gắng học để lấy cái chữ”. Vậy là cứ đầu tuần Sử đi bộ gần một ngày đường xuống núi để học nội trú, cuối tuần lại gần một ngày lên núi về nhà. Hai ngày nghỉ Sử giúp mẹ và anh chị làm nương rẫy trồng lúa, ngô, thỉnh thoảng đi nhặt củi và chặt cây chít bán lấy tiền xuống trường mua thức ăn. Hết ngày nghỉ Sử lại cõng gạo xuống trường làm ấm cái bụng và tiếp tục hành trình tìm cái chữ.

Suốt năm năm xuống núi, cố vượt qua sự thiếu thốn, Sử đã học xong chương trình tiểu học với kết quả năm năm liền đạt học sinh xuất sắc của Trường tiểu học xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Sử còn tham gia giải thể thao, đoạt giải 3 và cùng các bạn đóng kịch đoạt giải nhì trong dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ.

Năm 2008 Sử được Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái nhận nuôi dưỡng. Cô Trần Thị Mai Hạnh, giám đốc trung tâm, khẳng định: “Từ khi vào Giàng A Sử rất gương mẫu như một anh cả trong trung tâm. Ngoài thời gian học tập em thường bảo ban, hướng dẫn các em khuyết tật, giúp đỡ các cô, các mẹ chăm sóc các bạn khuyết tật”.

Sử tâm sự: “Cả thôn chỉ có em và bạn Lềnh còn đi học chữ. Ước mơ của em là sẽ tiếp tục được học tại trường THPT dân tộc nội trú tỉnh để sau này về Ngòi Lao, quê em, làm việc...”.

Theo Như Quỳnh
Tuổi Trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.