An ninh biển Đông, biển Hoa Đông trên bàn Hội nghị ASEAN

An ninh biển Đông, biển Hoa Đông trên bàn Hội nghị ASEAN
TP - Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, dự kiến, vấn đề an ninh trên biển Đông, biển Hoa Đông sẽ được thảo luận kỹ tại các cuộc họp thượng đỉnh liên quan ASEAN và 8 đối tác đối thoại bắt đầu từ thứ Hai tới ở Campuchia.

> ‘Đường dây đỏ’ Biển Đông được ASEAN ủng hộ
> Biển Đông lên bàn nghị sự Ngoại trưởng các nước ASEAN

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và lãnh đạo 10 thành viên ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ… sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á khai mạc hôm thứ Ba tại Phnom Penh.

Do chính quyền Mỹ chuyển trọng tâm quân sự sang châu Á - Thái Bình Dương, nên thế giới đang theo dõi xem liệu Washington có tuyên bố cảnh cáo tham vọng gia tăng thế thượng phong hải quân của Bắc Kinh hay không.

Thế giới cũng quan tâm xem các thành viên ASEAN có cải thiện quan hệ của mình để soạn thảo bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) hay không. Ngày 16-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ tiếp tục hợp tác với ASEAN để xây dựng COC.

Hôm thứ Ba tới, bên lề các hội nghị thượng đỉnh, bộ trưởng thương mại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ chính thức tuyên bố khởi động đàm phán để ký kết hiệp định thương mại tự do ba bên.

Ngoài ra, lãnh đạo ASEAN và 6 đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand sẽ tuyên bố khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do khu vực gọi là Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

lChiều 17-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam đến Campuchia, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị liên quan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Thái An
Theo Kyodo, Xinhua, Phnom Penh Post

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.