Những vật dụng 'xa xỉ' thời chiến

Những vật dụng 'xa xỉ' thời chiến
Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhiều vật dụng như lược, ấm, chén, gạt tàn, ... được người Việt Nam làm bằng vật liệu cực kỳ cao cấp.

Những vật dụng 'xa xỉ' thời chiến

> Xúc động với những kỷ vật thời chiến

Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhiều vật dụng như lược, ấm, chén, gạt tàn, ... được người Việt Nam làm bằng vật liệu cực kỳ cao cấp.

Những vật dụng 'xa xỉ' thời chiến ảnh 1

Từ sau Đệ nhị thế chiến, nền công nghiệp phát triển của Mỹ đã cho ra lò nhiều vũ khí tối tân để ném vào cuộc chiến ở Việt Nam. Trong số đó, phải kể tới các máy bay quân sự, những "siêu phẩm" như máy bay ném bom chiến lược B-52, tiêm kích F-4 Con ma, F-105 Thần sấm, "ngôi sao" cánh cụp cánh xòe F-111 Con lợn đất...

Tất cả chúng, đều được chế tạo từ những vật liệu cao cấp, thường là hợp kim nhôm có những đặc tính tối ưu để đáp ứng các bài toán thiết kế của công nghiệp hàng không. Hợp kim nhôm có độ bền gần bằng thép, giúp kết cấu đảm bảo chịu những tác động của ngoại lực, nhưng khối lượng nhẹ, giúp tăng lực nâng của máy bay.

Tuy nhiên, những đặc tính này cùng cùng với sức mạnh hỏa lực tối tân trang bị cho máy bay và kỹ năng điêu luyện của các phi công chiến đấu nhà nghề Mỹ không giúp được các B, các F thoát khỏi sự trừng phạt của lưới lửa phòng không nhân dân Việt Nam.

Hầu hết các chủng loại máy bay của Không quân Mỹ, từ chiến lược tới chiến thuật, từ ném bom rải thảm tới tiêm kích, cường kích, trinh sát, gây nhiễu, UAV... đều phải "tiếp đất" trong trạng thái thê thảm.

Từ những xác máy bay này, người Việt Nam đã tái chế thành các vật dụng như ấm, chén, lược, nhạc cụ, ống điếu... thậm chí cả bàn, ghế. Trong khi đó, ở nước Mỹ, chính người Mỹ chẳng bao giờ dám sử dụng vật liệu "xịn" như vậy để sản xuất hàng dân dụng. Nhìn thấy đồ vật tái chế này, có lẽ người Mỹ phải thốt lên rằng, người Việt Nam quá "xa xỉ".

Xác một chiếc tiêm kích Con ma F-4 bị bắn rơi ở Thanh Hóa, được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Nhiều xác máy bay được tái chế thành các vật dụng, phục vụ cho cuộc sống thường ngày của người dân, trong bối cảnh thời chiến, vấn đề cung ứng đồ dùng nhu yếu phẩm khó khăn. Có thể gọi đây là
Xác một chiếc tiêm kích Con ma F-4 bị bắn rơi ở Thanh Hóa, được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Nhiều xác máy bay được tái chế thành các vật dụng, phục vụ cho cuộc sống thường ngày của người dân, trong bối cảnh thời chiến, vấn đề cung ứng đồ dùng nhu yếu phẩm khó khăn. Có thể gọi đây là "nguồn cung cấp vật liệu cao cấp" cho "ngành thủ công nghiệp bình dân" ở Việt Nam.
Sản phẩm tái chế phổ biến nhất, có lẽ là lược chải tóc, có thể vì dễ gia công. Ngay cả trong chiến tranh, người dân Việt Nam vẫn không quên nhu cầu làm đẹp. Trong nhiều trường hợp, mỗi chiếc lược có thể là một tác phẩm nghệ thuật, tùy vào hứng sáng tác của người tái chế. Trong ảnh, là một chiếc lược kiểu B-52
Sản phẩm tái chế phổ biến nhất, có lẽ là lược chải tóc, có thể vì dễ gia công. Ngay cả trong chiến tranh, người dân Việt Nam vẫn không quên nhu cầu làm đẹp. Trong nhiều trường hợp, mỗi chiếc lược có thể là một tác phẩm nghệ thuật, tùy vào hứng sáng tác của người tái chế. Trong ảnh, là một chiếc lược kiểu B-52.
Còn đây là những chiếc lược được chạm trổ hoa văn chim bồ câu hòa bình
Còn đây là những chiếc lược được chạm trổ hoa văn chim bồ câu hòa bình.
Những chiếc khác mang hoa văn đơn giản hơn. Những chiếc lược trên đây được làm từ xác máy bay B-52 bị bắn hạ đêm ngày 27/12/1972, rơi xuống làng Ngọc Hà, Hà Nội
Những chiếc khác mang hoa văn đơn giản hơn. Những chiếc lược trên đây được làm từ xác máy bay B-52 bị bắn hạ đêm ngày 27-12-1972, rơi xuống làng Ngọc Hà, Hà Nội.
Những chiếc lược hình máy bay chiến đấu, gợi lại nguồn gốc của nó. Có thể nói không ngoa, bộ sưu tập những chiếc lược làm từ xác máy bay Mỹ có thể so sánh với bộ sưu tập bật lửa Zippo mà lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam hay sử dụng
Những chiếc lược hình máy bay chiến đấu, gợi lại nguồn gốc của nó. Có thể nói không ngoa, bộ sưu tập những chiếc lược làm từ xác máy bay Mỹ có thể so sánh với bộ sưu tập bật lửa Zippo mà lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam hay sử dụng.
Một bộ bàn ghế (1 bàn, 6 ghế) được làm từ xác máy bay Mỹ. Mặt sau của bàn và ghế vẫn còn nguyên mà xanh xám sơn lên máy bay Mỹ. Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, một trong những người có thú sưu tầm những hiện vật thời chiến, bộ bàn ghế làm từ mảnh B-52 bị bắn cháy hồi tháng 12/1972. Một người đã gom, lượm và xin thêm bảo vệ các mảnh lớn khi xác máy bay được trưng bày ở Bách Thảo năm 1973
Một bộ bàn ghế (1 bàn, 6 ghế) được làm từ xác máy bay Mỹ. Mặt sau của bàn và ghế vẫn còn nguyên mà xanh xám sơn lên máy bay Mỹ. Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, một trong những người có thú sưu tầm những hiện vật thời chiến, bộ bàn ghế làm từ mảnh B-52 bị bắn cháy hồi tháng 12-1972. Một người đã gom, lượm và xin thêm bảo vệ các mảnh lớn khi xác máy bay được trưng bày ở Bách Thảo năm 1973.
Chiếc điếu cày làm từ xác máy bay B-2 bị bắn rơi tại Thanh Oai, Hà Nội
Chiếc điếu cày làm từ xác máy bay B-2 bị bắn rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Phần hộp cộng hưởng âm của chiếc đàn nhị, làm từ thiết bị quân sự (không rõ loại). Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, chiếc nhị có chất lượng âm thanh tốt, từng tham gia trong quá trình thực hiện bộ phim
Phần hộp cộng hưởng âm của chiếc đàn nhị, làm từ thiết bị quân sự (không rõ loại). Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, chiếc nhị có chất lượng âm thanh tốt, từng tham gia trong quá trình thực hiện bộ phim "Không chỉ là kỷ vật" (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất năm 2010).
Gạt tàn thuốc lá được làm từ xác chiếc máy bay Mỹ thứ 2.600 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Trên gạt tàn còn có các dòng chữ QĐNDVN (Quân đội Nhân dân Việt Nam), BTLCB (Bộ Tư lệnh Công binh). Nhà viết kịch Tào Mạt đã sử dụng gạt tàn này trong nhiều năm
Gạt tàn thuốc lá được làm từ xác chiếc máy bay Mỹ thứ 2.600 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Trên gạt tàn còn có các dòng chữ QĐNDVN (Quân đội Nhân dân Việt Nam), BTLCB (Bộ Tư lệnh Công binh). Nhà viết kịch Tào Mạt đã sử dụng gạt tàn này trong nhiều năm.
Bộ cốc được làm từ xác máy bay, do ông Lê Reo, cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa chế tác
Bộ cốc được làm từ xác máy bay, do ông Lê Reo, cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa chế tác.
Bộ mâm, chén làm từ xác máy bay B-52
Bộ mâm, chén làm từ xác máy bay B-52.
Một chiếc gàn tàn rất có phong cách, có khắc dòng chữ
Một chiếc gàn tàn rất có phong cách, có khắc dòng chữ "Kỷ niệm quân dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 900". Ngoài ra, trên gạt tàn còn có phù điêu hình các lực lượng phòng không nhân dân chiến đấu. Đây là kỷ vật của một cựu chiến binh sống tại Thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn, Nghệ An.

Theo An Dương
Đất Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG