Toàn cảnh cuộc can thiệp quân sự vào Mali

Toàn cảnh cuộc can thiệp quân sự vào Mali
TPO - Ngày 10-1, lực lượng quân sự Pháp, Đức đến Mali hỗ trợ cho quân đội chính phủ nước này chống lại phiên quân Hồi giáo. Ngày 11-1, Mali tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước và ra lệnh tổng động viên.

Cùng ngày, Algeria cho phép các máy bay chiến đấu Pháp sử dụng không phận của mình để thực hiện những cuộc tấn công quân sự vào lực lượng này ở Mali.

Ngày càng có nhiều quốc gia - cả châu Âu lẫn châu Phi – ra tuyên bố về việc sẵn sàng hỗ trợ can thiệp quân sự để chống lại dân quân Hồi giáo ở Mali
Ngày càng có nhiều quốc gia - cả châu Âu lẫn châu Phi – tuyên bố về việc sẵn sàng hỗ trợ can thiệp quân sự để chống lại dân quân Hồi giáo ở Mali.
Ngày 13 tháng Giêng, máy bay Pháp thực hiện không kích vào các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo ở phía bắc đất nước
Ngày 13-1, máy bay Pháp thực hiện không kích vào các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo ở phía bắc Mali.
“Chúng tôi thường xuyên thực hiện các cuộc không kích. Chúng tôi tấn công vào ban đêm và hiện vẫn đang tiếp tục. Điều tương tự sẽ xảy ra vào ngày mai”,- Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 13 tháng Giêng
“Hoạt động không kích thực hiện vào cả ngày và đêm"- Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 13-1.
Chiến binh của Phong trào vì thống nhất và Jihad ở Tây Phi đã rút khỏi thành phố Cao ở miền bắc Mali sau các cuộc không kích của máy bay chiến đấu Pháp
Chiến binh của Phong trào vì thống nhất và Jihad ở Tây Phi đã rút khỏi thành phố Cao ở miền bắc Mali sau các cuộc không kích của máy bay chiến đấu Pháp Rafale ngày 13-1.
Tình hình ở Mali đã trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây –chiến binh của những nhóm cực đoan đang chiếm cứ phía bắc đất nước bắt đầu tấn công vào các vị trí của quân đội chính phủ ở khu vực trung tâm nước này
Tình hình ở Mali đã trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây khi chiến binh của những nhóm cực đoan đang chiếm cứ phía bắc đất nước bắt đầu tấn công vào các vị trí của quân đội chính phủ ở khu vực trung tâm nước này.
Cảnh sát tuần tra đường phố Bamako (Mali)
Cảnh sát tuần tra đường phố Bamako (Mali).
Các máy bay vận tải của Không quân Anh bắt đầu hoạt động vận chuyển cung cấp trang thiết bị đến Mali, nơi diễn ra hoạt động quân sự chống quân nổi dậy đang kiểm soát miền bắc nước này. Ngày 13 tháng Giêng, một số máy bay của Anh đã đến Pháp để chất hàng thiết bị quân sự cho Mali
Các máy bay vận tải của Không quân Anh bắt đầu hoạt động vận chuyển cung cấp trang thiết bị đến Mali, nơi diễn ra hoạt động quân sự chống quân nổi dậy đang kiểm soát miền bắc nước này. Ngày 13-1, một số máy bay của Anh đã đến Pháp để chất hàng thiết bị quân sự cho Mali.
Cuộc xung đột vũ trang ở Mali bắt đầu từ tháng Ba 2012, khi một nhóm binh lính tổ chức nổi dậy vũ trang ở thành phố Bamako. Những người Tuareg cũng lợi dụng thời cơ chiếm đóng thành phố Timbuktu và tuyên bố nhà nước độc lập Azavad. Tuy nhiên, cả các nhóm dân quân Hồi giáo cũng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này
Cuộc xung đột vũ trang ở Mali bắt đầu từ tháng 3-2012, khi một nhóm binh lính tổ chức nổi dậy vũ trang ở thành phố Bamako. Những người Tuareg cũng lợi dụng thời cơ chiếm đóng thành phố Timbuktu và tuyên bố nhà nước độc lập Azavad. Tuy nhiên, cả các nhóm dân quân Hồi giáo cũng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này.

Trần Vũ
(theo RIA, AP)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.