Hải quân nước nào mạnh nhất Thái Bình Dương?

Hải quân nước nào mạnh nhất Thái Bình Dương?
TPO - Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng vào top 4 cường quốc có lực lượng hải quân mạnh nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

> Tàu Hải quân Ấn Độ cập cảng Đà Nẵng
> Hàn Quốc thử nghiệm thành công ngư lôi 'Cá mập đỏ'
> Nhật, Mỹ dọa đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc

Hải quân Hàn Quốc

Mặc dù các hạm đội của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản được nhiều người nhắc đến và chú ý nhiều nhất nhưng ít ai biết được Hàn Quốc đang âm thầm phát triển lực lượng hải quân với các mục tiêu “khủng” trong đó có khả năng đánh chặn tên lửa của Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Tàu của lực lượng Hải quân Hàn Quốc
Tàu của lực lượng Hải quân Hàn Quốc.

Lực lượng hải quân Hàn Quốc sở hữu một đội ngũ tàu khu trục Aegis cùng với nhiều trực thăng hoạt động trên tàu sân bay và nhiều tàu chiến khác.

Những tàu chiến này được xem là “áo giáp sắt” của hải quân Hàn Quốc, cho phép lực lượng này phối hợp với lực lượng hải quân Mỹ, cũng như các lực lượng hải quân hùng mạnh khác.

Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản

Tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản .

Tương tự Hải quân Hàn Quốc, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) được đánh giá là lực lượng Hải quân “khiêm tốn” của nước này với nhiều tàu khu trục lớp Aegis, tàu sân bay và nhiều tàu ngầm. Nhờ đó, lực lượng này cũng được xem là có lợi thế trong việc kết hợp với Hải quân Mỹ trong các hoạt động trên biển.

Ngoài ra, lực lượng liên minh an ninh Nhật Bản này không chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ mà còn vạch ra các chiến thuật cho lực lượng quốc phòng Nhật Bản hoạt động.

Hải quân Ấn Độ

Mặc dù Hải quân New Delhi, Ấn Độ cũng được xem là một trong những lực lượng có sức mạnh trên biển song lực lượng này vẫn không được đánh giá cao như hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản bởi lý do tiến độ phát triển lực lượng này đang bị đứt quãng.

Tàu sân bay của hải quân Ấn Độ
Tàu sân bay của hải quân Ấn Độ.

Vấn đề kỹ thuật, thiếu hụt ngân sách, đặc biệt là thiếu các thiết bị công nghệ quân sự đã dẫn đến sự chẫm trễ trong quá trình phát triển và bắt kịp các cường quốc khá.

Hiện nay, quân đội Ấn Độ đang phải bỏ ra một khoản ngân sách lớn để mua các vũ khí từ nước ngoài. Trong khi đó, New Delhi lại không “mặn mà” với các chính sách đối ngoại liên quan đến hải quân, làm kìm hãm tham vọng phát triển của lực lượng này.

Mới đây nhất, hải quân New Delhi, Ấn Độ đã tiếp nhận một tàu tuần tra vũ trang mới. Dự kiến, trong năm 2013, hải quân nước này sẽ được trang bị thêm bốn tàu tuần tra mới.

Hải quân Trung Quốc

Sự phát triển chóng mặt về số lượng tàu chiến, máy bay, chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã đưa lực lượng trở thành nhiều đối thủ “đáng gờm” của nhiều cường quốc trên thế giới.

Tàu chiến của hải quân Trung Quốc
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc .

Tuy nhiên, theo The Diplomat, chất lượng của các tàu và máy bay Trung Quốc vẫn còn khá “mơ hồ” bởi các tàu của Trung Quốc không phải là loại tàu có lớp giống như của Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Ngoài ra, độ an toàn của các phương tiện hoạt động trên biển của Hải quân Trung Quốc cũng không được đánh giá cao do trình độ hoạt động của các thuyền viên vẫn chưa đạt đến mức cao. Hiện nay, nhiều thuyền viên hoạt động trên các tàu hải quân Trung Quốc vẫn đang được trau dồi kỹ năng bằng nhiều chuyến đi biển.

Nguyễn Thủy
Theo The Diplomat

Theo Dịch
MỚI - NÓNG