'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam

'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam
TPO -Ngoài hệ thống phòng không tầm thấp tự hành ZSU 23-4 đã có trong trang bị, nguồn tin quân sự Nga cho biết Việt Nam đã cử quân nhân đi đào tạo chuyển loại các hệ thống phòng không cấp chiến thuật cực kỳ hiện đại của Nga là Panshir, Tor và Buk...

'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam

> Bão lửa Kachiusa Việt Nam và các loại pháo phản lực

> Nóng bỏng cuộc chạy đua xe tăng ở châu Á 

TPO -Ngoài hệ thống phòng không tầm thấp tự hành ZSU 23-4 đã có trong trang bị, nguồn tin quân sự Nga cho biết Việt Nam đã cử quân nhân đi đào tạo chuyển loại các hệ thống phòng không cấp chiến thuật cực kỳ hiện đại của Nga là Panshir, Tor và Buk...

Hệ thống pháo tên lửa tự hành ZSU 23-4 M4 có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và ZSU 23-4MS có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và bằng thiết bị quang học kết hợp. Đây là hệ thống phòng không tầm thấp, bổ sung hữu hiệu vào hệ thống lưới lửa phòng không đã có tầm xa và tầm trung. Loại vũ khí này hết sức thích hợp với việc phòng không điểm hoặc phòng không cấp chiến thuật.

ZSU 23-4 M4 cải tiến có thể bắn các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng bay ở độ cao từ 25-2.500m. Trong khi ZSU 23-4 MS có thể bắn các mục tiêu này với độ cao từ 0-1.500m. Trong cả hai trường hợp, các mục tiêu trên không bay với tốc độ 500m/giây có thể bị tiêu diệt từ cự ly 2.500m. Xác suất tiêu diệt mục tiêu trên không cũng được tăng lên đáng kể.

Cùng với việc nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, các tính năng tác chiến khác cũng được cải tiến:

1. Thiết bị kiểm tra tình trạng hoạt động của tổ hợp thông tin vô tuyến (RDC) và tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng được lắp đặt.

2. Thiết bị huấn luyện được lắp đặt cho phép người điều khiển radar có thể được huấn luyện tác chiến trong môi trường có sử dụng thiết bị chống nhiễu điện tử mạnh mà không cần đến mục tiêu máy bay thật trong huấn luyện cơ bản.

Hệ thống ZSU 23-4 cải tiến hiện đã được U-li-a-nôp-xcơ phát triển hoàn thiện và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

ZSU 23-4 M4
ZSU 23-4 M4.
 

Hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị SAM

Hệ thống này được trang bị thêm các tên lửa đất đối không. Trong thử nghiệm, ít nhất là có một hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị hai thiết bị phóng tên lửa, mỗi thiết bị có hai tên lửa đất đối không "bắn và quên" được lắp đặt hai bên thân xe, phía sau tháp pháo. Hai thiết bị phóng tên lửa này do Kolomna - nhà thầu chính đối với tất cả hệ thống SAM mang vác cá nhân của Nga - thiết kế, chúng có một nguồn điện bên trong, bộ nguồn này có thể phóng tới 4 tên lửa mới phải thay thế. Các tên lửa được sử dụng là Igla (9K38) hoặc Igla-1 (9K310).

Trong chế độ bắn chính/thông thường, các tên lửa SAM được sử dụng để bắn mục tiêu với tầm bắn xa trong khi pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không ở cự ly gần cũng như có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi cần.

'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam ảnh 2
 
1 chiếc ZSU-23-4 mẫu 1965 trong lần duyệt binh ở Mátxcơva . Chú ý miếng che lỗ thông hơi - làm mát đã được kéo thêm xuống phía dưới so với các xe loạt 0 mẫu 1964
Một xe ZSU-23-4 mẫu 1965 trong lần duyệt binh ở Mátxcơva
1 góc nhìn từ nhìn cao khá thú vị của ZSU-23-4 mẫu 1965 . Nó cho thấy miếng che ống thông hơi làm mát hướng về phía sau của tháp pháo . 1 điểm khác biệt nữa của những chiếc Shilka đầu tiên và những chiếc phổ biến hơn sau này là hình dáng của vị trí lái và cửa ra của lái xe
Góc nhìn từ nhìn cao khá thú vị của ZSU-23-4 mẫu 1965 . Nó cho thấy miếng che ống thông hơi làm mát hướng về phía sau của tháp pháo . Một điểm khác biệt nữa của những chiếc Shilka đầu tiên và những chiếc phổ biến hơn sau này là hình dáng của vị trí lái và cửa ra của lái xe.

ZSU-23-4 Do SSTCARA của Ucraina cải tiến

Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Súng pháo của U-crai-na (SSTCARA) đã phát triển hệ thống cải tiến từ hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 được thiết kế và chế tạo tại Nga, hệ thống cải tiến này hiện đang được chào bán rộng rãi.

Những thông tin chi tiết về ZSU 23-4 được nêu cụ thể trong phần hệ thống cải tiến của Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Theo ước tính, tổng số hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 hiện có khoảng 6.000-7.000 chiếc trên toàn thế giới. Việc sản xuất đã được tiến hành vào khoảng năm 1983 và đến nay có khoảng hơn 25 nước sử dụng hệ thống ZSU-23-4.

ZSU 23-4 được trang bị bốn pháo AZP-23mm làm nguội nòng bằng nước, tốc độ bắn loạt từ 800 đến 1.000 phát/phút/nòng. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu máy bay khoảng 2.300m. Hệ thống điều khiển bắn trên xe gồm một radar phát hiện và bám mục tiêu "Gun Dish" lắp trên tháp pháo, hệ thống kính ngắm, máy tính, hệ thống ổn định tầm hướng. Trong lần đầu tiên được đưa vào sử dụng, hệ thống ZSU 23-4 tỏ ra có hiệu quả cao, tuy nhiên, hiện nay hệ thống này có một số hạn chế về tác chiến chiến thuật ví dụ như tầm bắn ngắn và hệ thống radar lỗi thời làm hạn chế khả năng bắn trúng mục tiêu.

SSTCARA của U-crai-na đã thay radar "Gun Dish" bằng một hệ thống radar mới bề ngoài giống với hệ thống radar được sử dụng trong hệ thống pháo điều khiển từ xa 30mm được SSTCARA phát triển trong thời gian gần đây để ứng dụng cho một số hệ thống. Đến thời điểm cuối năm 2000, hình như việc cải tiến hệ thống này vẫn còn trong giai đoạn chế thử mẫu.

Phía trên radar là một hệ thống sensor có lẽ bao gồm một camera ngày/đêm và một thiết bị đo xa laser để cung cấp thông tin cho hệ thống điều khiển hoả lực, có lẽ là hệ thống điều khiển hoả lực cũng đã được cải tiến. Để giảm chiều cao của hệ thống khi di chuyển, toàn bộ hệ thống sensor và các tên lửa có thể được hạ thấp xuống.

Lắp phía trên hệ thống radar và sensor là một dàn phóng tên lửa gồm 6 quả tên lửa đất đối không hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Các tên lửa này là tên lửa Kolomma KBM Igla (SA-18 "Grouse") của Nga. Tên lửa Igla có tầm bắn xa nhất là 4.500m khi bắn đón, độ cao lớn nhất đối với các mục tiêu máy bay phản lực khi bắn đón khoảng 2.000m.

Trong chế độ bắn thông thường, các tên lửa được sử dụng để bắn các mục tiêu từ cự ly xa, còn pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không gần hơn và mục tiêu mặt đất (thứ yếu).

Theo SSTCARA, ZSU 23-4 cải tiến có thể tiêu diệt các mục tiêu cả khi đứng yên và khi di chuyển, kiểu bắn trong khi di chuyển thường được ưa thích hơn.

Ưu điểm chính của hệ thống cải tiến là có thể bắn cùng lúc nhiều mục tiêu hơn, tầm bắn xa hơn, xác suất diệt mục tiêu cao hơn và gần như có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Cùng với việc cải tiến hệ thống vũ khí, hệ thống thân xe cũng được cải tiến, thân xe cải tiến giống với loại thân xe sử dụng trong hệ thống phòng không Kub (SA-6 "Gainful") của Nga.

Hiện nay SSTCARA đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cải tiến và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam ảnh 5
 

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M5 SHILKA cải tiến của Minotor service enterprise

Hệ thống pháo phòng không tự hành (SPAAG) ZSU 23-4 23mm do Nga thiết kế là một trong những loại pháo 23mm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Do khó khăn về ngân sách quốc phòng, ngày càng có nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu, Trung Đông và châu Á (các nước sử dụng ZSU 23-4 nhiều nhất), có nhu cầu cải tiến các hệ thống ZSU 23-4 theo chuẩn mới, thay vì mua các hệ thống SPAAG mới. Việc cải tiến ZSU-23-4 được Bê-la-rut tiết lộ lần đầu tiên là vào năm 1999, khi 1 trong 6 mẫu pháo cải tiến đầu tiên lần đầu tiên được đưa ra triển lãm tại Abu Dubai.

Thị trường lớn nhất của loại pháo cải tiến này là Trung Đông, trong đó Ai Cập có nhu cầu cải tiến 117 hệ thống hiện đang có trong trang bị. Việc cải tiến ZSU 23-4M5 đã được tiến hành bằng việc liên doanh giữa nhà máy Minotor Service Enterprise, Công ty cổ phần Peleng của Bê-la-rut và Nhà máy cơ khí U-li-a-nôp-xcơ của Nga. U-li-a-nôp-xcơ đồng thời cũng chào bán các gói cải tiến cho pháo ZSU 23-4 của riêng mình.

Trong liên doanh này, Minotor Service Enterprise chịu trách nhiệm tổ hợp hệ thống, còn Peleng phát triển hệ thống quang học. Một số thành phần cải tiến cũng được sử dụng trong pháo ZSU 23-4 cải tiến của U-li-a-nôp-xcơ.

Trong kiểu ZSU23-4M5 cải tiến cơ bản, 4 nòng pháo 23mm AZP-23M làm nguội nòng bằng nước được giữ nguyên. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu trên không cũng như mục tiêu mặt đất là 2.500m. Tổng cơ số đạn 2.000 viên. Khi nòng được làm nguội bằng nước, số phát bắn liên tục tối đa cho phép là 150 viên/nòng (sau khi bắn với số lượng đó, cần phải tạm dừng bắn để làm nguội nòng).

Tuy nhiên, một trong những phương án cải tiến có thể được áp dụng là lắp thêm các ống phóng tên lửa đất đối không (SAM) hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Trong kiểu bắn thông thường, tên lửa SAM được sử dụng để bắn các mục tiêu ở cự ly 5.000m, còn đạn 23mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly gần hơn.

Để tăng hiệu quả tổng thể của hệ thống ZSU-23-4, tháp pháo đã được cải tiến rất nhiều, bao gồm việc trang bị thêm một radar cải tiến, một hệ thống máy tính số hoá mới, hệ thống bám số hoá (DIFS), hệ thống định vị mục tiêu quang học 3 kênh (OLS), tự động hoá một số hệ thống trên tháp pháo, hệ thống cảnh báo laser, hệ thống vô tuyến cho lái xe (phía trước là màu, phía sau là đen trắng), hệ thống lái xe hiện đại, máy phát điện xoay chiều mới, cơ cấu truyền động cải tiến và hệ thống chống mìn cho khoang lái.

Việc tổ hợp các hệ thống điện tử và các hệ thống phụ trợ khác cho phép giảm số người trong kíp xe ZSU-23-4M5 từ 4 xuống còn 3 người. Tầm phát hiện mục tiêu của radar là 12km và cự ly xa nhất mà radar có thể bám được mục tiêu là 10km. Radar được chế tạo từ các thiết bị bán dẫn và sử dụng phương pháp đo xa số hoá, đồng thời khả năng chống nhiễu cũng được tăng lên.

OLS có 3 kênh: kênh ngày (sử dụng vào ban ngày) có camera vô tuyến, kênh thụ động sử dụng vào ban đêm có camera vô tuyến và thiết bị đo xa laser. Hệ thống này cho phép có thể bám mục tiêu cả trong điều kiện ngày lẫn đêm mà không cần radar phải hoạt động. Kênh ngày hoạt động trong dải sóng 0,5 đến 0,8mm và có thể phát hiện được mục tiêu từ cự ly 8.000m, bám được mục tiêu trong phạm vi 7.500m. Camera vô tuyến phía trước là camêra màu, camêra phía sau là đen trắng.

Kênh đêm hoạt động trong dải sóng 8-12mm và có thể phát hiện được máy bay F-16 từ cự ly 20.000m và nhận dạng được nó trong phạm vi 10.000m. Thiết bị đo xa laser bước sóng 1,06mm có thể đo chính xác trong phạm vi 7.000m và chuyển thông tin về mục tiêu thu được tới máy tính điều khiển hoả lực. Tần suất/tốc độ cập nhật dữ liệu của camera kênh ngày và kênh đêm và của thiết bị đo xa là 25Hz. Tính năng này làm tăng khả năng sống còn của hệ thống, bởi vì các thiết bị cảnh báo radar của mục tiêu (máy bay) không thể phát hiện ra hệ thống, do đó nó không thể bị tiến công bởi các tên lửa chống bức xạ phóng từ trên không.

Hệ thống cảnh báo laser bao gồm các sensor lắp ở các góc của thân xe và được nối với hệ thống cảnh báo trung tâm lắp trong tháp pháo. Một dãy các ống phóng lựu đạn khói nguỵ trang cỡ 81mm, kích hoạt bằng điện, đặt ở bên phải cả phía trước và phía sau thân xe. Các tấm chắn được lắp thêm vào hai bên thành xe, cũng một tấm chắn được đặt phía dưới phần mặt vát thân xe để ngăn bụi bẩn bắn lên. Một thùng chứa đồ được lắp thêm vào phía sau xe. Một thiết bị huấn luyện đa năng được trang bị cho phép huấn luyện kíp xe bằng cách sử dụng các mục tiêu mô phỏng trong môi trường có nhiễu hoặc không có nhiễu, theo các chế độ quan sát, phát hiện, bám mục tiêu.

Hệ thống phòng không Panshir

Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không Panshir-1C trên các thân xe.
 

Tổ hợp tên lửa- pháo phòng không Pansir-C1 "Панцирь-С1" là tổ hợp phòng không tầm thấp, có nhiệm vụ bảo vệ phòng không chống lại các mục tiêu có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng hoặc kinh tế chính trị quốc gia trong mọi điều kiện thời tiết và trong mọi điều kiện chiến tranh điện tử, khả năng tác chiến ngày đêm.

Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp bảo đảm tác chiến có hiệu quả với mọi mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình và các loại bom đạn tấn công có độ chính xác cao từ trên không. Tổ hợp Pansir-C1 đã vượt qua thử nghiệm quốc gia. Tổ hợp Pansir-1 đã có đơn đặt hàng của UAE ( Các tiểu vương quốc Arap thống nhất) và Syria

'Sát thủ' phòng không tầm thấp của Việt Nam ảnh 7
 

Hệ thống tên lửa Buk và Tor

Hệ thống tên lửa Buk-M2 ЗРК "Бук-М2" là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành. Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2
Tổ hợp tên lửa chiến trường Buk-M2.
 

Tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2
Tổ hợp tên lửa chiến trường Tor-M2.
 

Hệ thống tên lửa tầm gần Tor-M2 ЗРС "Тор-М2" là hệ thống tên lửa trang bị cho tiểu đoàn pháo phòng không nằm trong đội hình trung, lữ đoàn bộ binh cơ giới hoặc hợp thành. So với các thông số kỹ chiến thuật như chiều sâu và chiều rộng cũng như tầm cao tên lửa, thời gian phóng tên lửa và cơ số tên lửa gấp 2 lần só với Tor và Tor – M1 Hệ thống có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không với tốc độ bay đến 900m/s trên tầm bắn từ 1-20 km, tầm bay cao của mục tiêu là 0,01 – 100 km. Một xe tự hành tên lửa có khả năng tấn công cùng một lúc 4 mục tiêu.

Huy Quang (tổng hợp)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.