'Sát thủ' diệt hạm và rada - tên lửa KH-31 Việt Nam

'Sát thủ' diệt hạm và rada - tên lửa KH-31 Việt Nam
TPO - Các máy bay hiện đại của không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như SU-27/30 đều được trang bị loại tên lửa siêu âm KH-31 có khả năng 'chọc mù' rada và tiêu diệt chiến hạm đối phương cỡ 4.500 tấn.

'Sát thủ' diệt hạm và rada - tên lửa KH-31 Việt Nam

> Đổ bộ và chống đổ bộ đường biển (I)

> Sức mạnh quân sự đáng gờm của Triều Tiên 

TPO - Các máy bay hiện đại của không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như SU-27/30 đều được trang bị loại tên lửa siêu âm KH-31 có khả năng 'chọc mù' rada và tiêu diệt chiến hạm đối phương cỡ 4.500 tấn.

Tên lửa siêu âm lắp trên máy bay KH-31P với đầu dẫn đường rada định vị thụ động được phát triển nhằm tiêu diệt các hệ thống rada điều khiển hệ thống phòng không của đối phương. KH-31P còn bao gồm nhiệm vụ bắn hạ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa của Phương Tây như :«Patriot», «Improved Hawk», «Nike Hercules» cùng một số loại khác.

Điểm đặc biệt của tên lửa KH-31P được phân biệt với các dòng tên lửa chống rada trước đó là: Tầm bắn xa, có tốc độ siêu âm trong suốt hành trình, ổn định quỹ đạo trong điều kiện cường độ nhiễu động cao, ngắt bức xạ rada dẫn đường trước khi đến mục tiêu. Tên lửa chống rada KH-31P được phòng thiết kế chế tạo máy " Ngôi sao" phát triển.

Trên cơ sở tên lửa chống rada KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy "Ngôi sao" đã phát triển tên lửa chống hạm là KH-31A và tên lửa không đối không KH-31PD. Cả hai phiên bản tên lửa KH-31A và KH-31PD có tầm bắn xa với tên lửa KH-31P (110km) lần lượt là 160km và 250km.

Tên lửa siêu âm chống rada KH-31P
Tên lửa siêu âm chống rada KH-31P.
 

 Mỹ cũng 'khiếp' KH-31

Tên lửa chống hạm KH-31P sử dụng hệ thống khí động học cấu hình (X) bố cục ở cánh và bộ phận lái. tên lửa KH-31P có 3 ngăn, mỗi ngăn là 1 cấu trúc, chức năng hoàn chỉnh.Bên ngoài vỏ tên lửa bố trí 4 ống tròn ở 4 góc có mũi hình nón lấy khí , đóng, thải trong quá trình bay với tốc độ siêu âm.

Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến chủng loại nổ phân mảnh. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực không khí dòng thẳng do phòng thiết kế chế tạo máy " Liên minh" thành phố Turaevo thuộc tỉnh Moscow phát triển.

Động cơ bao gồm cửa hút gió, thùng nhiên liệu với hệ thống " dồn nén" và thiết bị pha trộn nhiên liệu. Buồng đốt phía trước với vòi phun nhiên liệu siêu âm không điều chỉnh. Điều tiết Roszhiga là hệ thống điện tử thủy lực.
Tên lửa KH-31P sử dụng nhiên liệu rắn, sau khi tên lửa tách khỏi máy phóng gắn dưới cánh máy bay, máy gia tốc phía đuôi tên lửa kích hoạt làm việc nhằm cung cấp cho tên lửa lực đẩy tối đa để tên lửa đạt tốc độ siêu âm . Lúc này động cơ phản lực không khí dòng thẳng sẽ làm việc lấy khí trực tiếp trong quá trình bay với tốc độ siêu âm. Sau khi kết thúc quá trình tăng tốc cho tên lửa, máy gia tốc sẽ tự tách khỏi tên lửa và rơi xuống.

Việc sử dụng thiết bị đẩy tích hợp trong động cơ làm tăng tầm bắn và tốc độ cho tên lửa, ngoài ra còn làm giảm kích cỡ tên lửa. Buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng trên tên lửa KH-31P có hệ thống làm mát không khí giúp tăng thời gian hoạt động cho động cơ và mở ra khả năng không hạn chế cho việc nâng cấp tên lửa.

Đầu dẫn đường rada thụ động trên tên lửa KH-31P
Đầu dẫn đường rada thụ động trên tên lửa KH-31P.
 

Trên cơ sở tên lửa KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy "Ngôi sao" còn phát triển 1 loại tên lửa mục tiêu MA-31. Năm 1994 tên lửa mục tiêu MA-31 nhận được thông báo của Bộ Hải Quân Mỹ đã chiến thắng trong cuộc đấu thầu của Bộ Hải Quân Mỹ. Tại bãi thử Point Mugu, bang California đã phóng thử 4 tên lửa mục tiêu MA-31, cả 4 tên lửa đều vượt qua các tên lửa cùng loại đáp ứng mọi điều kiện khắt khe của Hải Quân Mỹ. Hợp đồng cung cấp tên lửa mục tiêu MA-31 được Nga-Mỹ ký kết ngay sau đó mỗi năm Nga cung cấp cho Mỹ 20-40 tên lửa mục tiêu này.

Tại sao người Mỹ lại hướng quan tâm của mình tới tên lửa KH-31? Đây là mong muốn của Hải Quân Mỹ mong muốn phát triển và hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của mình.Trong giai đoạn thập kỷ 90 tại Nga xuất hiện 1 loại tên lửa siêu âm có cánh 3M-80E trong tổ hợp tên lửa "Moskit". Đây là tên lửa chống hạm siêu âm có cánh, "Moskit" là nỗi kinh hoàng của các tầu chiến Mỹ đã được NATO đặt tên là SS-N-22 «Sunburn» . Tổ hợp tên lửa " Moskit" đã được Tập Đoàn xuất khẩu vũ khí Quốc gia bán cho Trung Quốc kèm theo khu trục đề án 956 lớp "Hiện đại" trước đó. Với kho vũ khí tên lửa Trung Quốc nhập từ Nga và 1 số chủng loại tên lửa Trung Quốc tự phát triển không khỏi khiến cho giới Lãnh đạo Mỹ bất an.

Các phiên bản KH-31P

- KH-31A (Mẫu sản xuất 77A) là tên lửa chống hạm với nhiệm vụ phá hủy các tầu nổi có lượng choán nước lên tới 4.500t, tên lửa KH-31A được trang bị trên máy bay Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141. Tên lửa KH-31A có tầm bắn 160km (nhưng có tài liệu khác lại nói KH-31A có tầm bắn 5-50 (10-70km) hoặc 110km).
- Tên lửa KH-31PD là tên lửa không đối không có tầm bắn 250km , trọng lượng tên lửa tăng gần 100kg so với nguyên mẫu ( có tài liệu khác nói tầm bắn KH-31PD là 160km).
- Tên lửa mục tiêu MA-31 là tên lửa mục tiêu không có đầu dẫn đường, không có đầu đạn tác chiến, một số chi tiết được sửa đổi so với tên lửa nguyên mẫu, đầu tên lửa thon hơn , tên lửa có tầm bắn 5-50(10-70)km .

Thông số kỹ thuật

Các loại máy bay có khả năng trang bị tên lửa chống rada KH-31P: Mig 29k, Mig-29SMT , Mig 29M , Su-24M, Su-25T, Su-34, Su-35 và Yak 141.

Các loại máy bay có khả năng mang tên lửa chống hạm KH-31A bao gồm: Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141

Máy bay có khả năng mang tên lửa không đối không KH-31PD: Su-30МК (МКИ, МКМ, МК2), Su-35, Мig-29К, Мig-29КUB, Мig-35 .

Các máy bay SU-30 của Việt Nam đều trang bị tên lửa KH-31 có thể diệt hạm và cả rada.
Tên lửa KH-31 có thể diệt hạm và cả rada..
Chiến đấu cơ SU-30MK2 mang tên lửa KH-31 thực sự là cơn ác mộng với các chiến hạm
Chiến đấu cơ SU-30 mang tên lửa KH-31 thực sự là cơn ác mộng với các chiến hạm.
 

- Tầm bắn : KH-31P :15-110km.
KH-31PD : 250km ( Có tài liệu nói 160km).
KH-31A :160km (nhưng có tài liệu nói 5-50 (10-70))km.
- Tốc độ tối đa: 1000m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Tốc độ trung bình :600-700m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Tốc độ máy bay : 600-1100km/h
- Trần phóng : KH-31P và KH-31PD là 0,1-15km còn KH-31A là 0,05-15(0,1-10)km.
- Chiều dài :4700mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Đường kính lớn nhất :360mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Sải cánh : 780mm (KH-31/P/PD) , 778mm( Kh-31A).
- chiều dài bộ phận lái :1005-1125mm(KH-31/P/PD) , 1005mm(Kh-31A).
- Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg.
  KH-31PD : 700kg.
  KH-31A : 600-610kg.
- Trọng lượng đầu đạn : KH-31P : 87-90kg.
  KH-31PD : 110kg.
  KH-31A : 90-95,5kg.
- Thiết bị phóng : AKU-58 (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Phát triển và chế tạo thiết bị phóng: Nhà máy "Vympel".
- Trọng lượng thiết bị phóng: 185kg
 - Dài:3810mm.
- Rộng:130mm.
- Cao: 220mm.

TPO tổng hợp

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.