Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga

Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga
TPO - Nga đã thông qua phác thảo mẫu máy bay ném bom thế hệ thứ 5, máy bay ném bom chiến lược tương lai sẽ thay thế các máy bay ném bom hiện tại Tu-95MS và Tu-160.

Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga

> Tên lửa Scud Việt Nam uy lực thế nào?

> ‘Kẻ hủy diệt’ vô đối trên chiến trường hiện đại 

TPO - Nga đã thông qua phác thảo mẫu máy bay ném bom thế hệ thứ 5, máy bay ném bom chiến lược tương lai sẽ thay thế các máy bay ném bom hiện tại Tu-95MS và Tu-160.

Nhiệm vụ phát triển một thế hệ mới máy bay cường kích chiến lược tầm xa với những yêu cầu chiến thuật và kỹ thuật cho sự phát triển hàng không quân sự (PAK DA) của Liên bang Nga đã được giao cho Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga.

PAK DA - Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới

Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga ảnh 1
 

Một số các quan điểm tiếp cận chung cho thế hệ máy bay ném bom tầm xa tương lai của Không quân Liên bang Nga đã được thiếu tướng Anatoly Zhikharev – tổng tư lệnh lực lượng máy bay ném bom chiến lược công bố cho các nhà báo, ông khẳng định rằng: chúng tôi – lực lượng không quân chiến lược – muốn có một thế hệ máy bay mới với hệ thống dẫn đường – chỉ thị mục tiêu hoàn toàn tiên tiến, với các trang thiết bị truyền thông và thông tin liên lạc, trinh sát và tác chiến điện tử thực sự hiện đại. Máy bay phải có thể mang được tất cả các loại vũ khí hiện đang tồn tại và có thể xuất hiện trong tương lai dành cho máy bay chiến lược, đồng thời có thể là phương tiện mang cho hệ thống phòng thủ vũ trụ.

Ông cũng khẳng định, loại máy bay mới này cần được chế tạo có sử dụng công nghệ stealth. Với việc ứng dụng công nghệ này, thiếu tướng – tư lệnh nhận định để máy bay cường kích chiến lược tàng hình hoàn toàn là điều không thể. Nhưng có thể giảm thiểu mưc phản xạ hiệu dụng trên máy bay là hoàn toàn có thể, bằng phương pháp sử dụng các công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc đang nghiên cứu ở mức tiền khả thi, đồng thời sử dụng các loại vật liệu mới.

Thật sự, cũng cần lưu ý rằng những tuyên bố tương tự của các quan chức cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga không phải là lần đầu tiên. Trước đó, ông Alexei Fedorov khi còn là chủ tịch củaHiệp hội các nhà sản xuất máy bay - United Aircraft Corporation (UAC) đã có lời phát biểu về các mẫu mới của máy bay ném bom chiến lược - máy bay tác chiến tầm xa.

Vào đầu năm 2009, ông tuyên bố bắt đầu tiến trình nghiên cứu, đưa ra các khái niệm chung nhằm thống nhất với khách hàng chính - Bộ Quốc phòng Liên bang, về những quan điểm kỹ chiến thuật cho máy bay ném bom chiến lược tầm xa, các phương án ứng dụng các công nghệ cơ bản trong thiết kế và chế tạo máy bay, các loại nguyên vật liệu mới sẽ được sử dụng trong chiếc máy bay này. Cũng đã có những nhận định rằng, việc xây dụng các nguyên tắc chuẩn cho một thế hệ máy bay chiến đấu tầm xa sẽ đòi hỏi một quỹ thời gian rất lớn, có thể là 15 – 20 năm.

Bộ tư lệnh lực lượng Không quân Nga nhất trí thông qua phác thảo model các máy bay ném bom thế hệ thứ năm, máy bay tầm xa tương lai, điều này sẽ thay thế các tàu sân bay tên lửa hiện tại Tu-95MS và Tu-160.

Theo một nguồn tin trong Lực lượng không quân nói với phóng viên tờ báo "Izvestia" rằng việc lựa chọnbản phác thảo máy bay cường kích chiến lược cho định hướng phát triển dự án của Tupolev, trong đó đề xuất phương án máy bay theo model "cánh bay". Máy bay ném bom với sải cánh lớn và các tính năng thiết kế này sẽ phải bay với tốc độ dưới âm nhưng vô hình với radar.

Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga ảnh 2
 

Và trong tháng 8/2009, Tổng giám đốc của tập đoàn chế tạo máy bay "Tupolev" ông IgorShevchuk cho biết đã ký với Bộ Quốc phòng Liên bang một hợp đồng để thực hiện các nghiên cứu khoa học (R & D),nhằm mục tiêu chế tạo mẫu cơ bản hoàn toàn mới của máy bay cường kích tầm xa, làm nền tảng cơ sơ cho sự phát triển và sáng tạo một thế hệ máy bay ném bom chiến lược mới.

Theo lời tuyên bố của ông Shevchuk , hợp đồng đã được ký kết có giới hạn ba năm. Trong tháng 12 năm 2009, Chủ tịch Hội đồng quản trị "Tupolev", ông Alexander Bobryshev cho biết, nghiên cứu và phát triển (R & D) đề án PAK DA sẽ được hoàn thành vào năm 2012 và Trung tâm thiết kế sẽ phát triển các giải pháp tiền khả thi, tiếp tục nghiên cứu và phát triển (R & D) các models máy bay cường kích chiến lược tầm xa, các thiết kế nguyên mẫu cơ bản sẽ được hoàn thành vào năm 2017 và đưa ra được sản phẩm tối ưu nhất.

Khi thảo luận về một thế hệ máy bay cường kích chiến lược đã được dự kiến ​​rằng, các quân nhân rất quan tâm đến loại máy bay siêu thanh, và Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin thậm chí có nói về tốc độ của máy bay chiến lược tầm xa (PAK DA) có thể đạt đến tốc độ 6000 km/h. Nhưng Bộ tư lệnh Lực lượng Không quân với nhiều lựa chọn đã chọn loại máy bay có tốc độ cận âm nhưng phải là máy bay tàng hình.

 Mẫu máy bay PAK- DA có tốc độ siêu âm
Mẫu máy bay PAK- DA có tốc độ siêu âm.
 

Cuộc thi thiết kế các phác thảo đề án máy bay cường kích chiến lược tầm xa thế hệ thứ 5 đã được đưa ra khởi tranh vào đầu năm 2012. Đã có nhiều Trung tâm thiết kế tham gia cùng với trung tâm Tupolev. Các bản phác thảo đề án đề cập đến máy bay siêu âm và một đề án là máy bay siêu thanh. Nhưng Bộ tư lệnh Lực lượng Không quân đã lựa chọn phác thảo máy bay có ứng dụng công nghệ tàng hình.

Ở đây, các đại diện của lực lượng không quân liên bang đã có ý kiến khác hẳn với ý kiến của phó thủ tướng Dmitry Rogozin, khi phó Thủ tướng vào tháng 2/2012 đã cho rằng, PAK DA cần phải có tốc độ siêu thanh lớn hơn 5M, có nghĩa là khoảng 6000 km/h, chứ không giống máy bay ném bom Mỹ B-2.

Thiết kế máy bay ném bom chiến lược có tốc độ cao, trong khi đó lại vô hình với radar là không thể. Các đại biểu của ngành công nghiệp sản xuất máy bay khẳng định. Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên báo "Tin tức", họ giải thích - để di chuyển ở tốc độ siêu thanh, máy bay cần phải có hình dạng khí động học lý tưởng với đường nét cong lượn đều nhau, nhưng vô hình với radar - góc cạnh phản xạ cứng. Với một thiết kế đặc biệt bức xạ radar phòng không được phản xạ về hướng đài phát, mà phản xạ theo các hướng khác nhau, sao cho đối phương không nhận được tín hiệu phản xạ từ máy bay.

Hơn nữa, để máy bay bay với tốc độ siêu âm, động cơ sẽ cần rất nhiều ôxy. Đối với loại động cơ này, cửa hút khí này phải là rộng và thẳng. Máy bay "tàng hình - stealth" yêu cầu ống hút không khí cung cấp cho động cơ hình chữ s-để có thể che các cánh quạt gió động cơ khỏi các bức xạ radar. Như vậy, lượng không khí vào động cơ sẽ ít hơn rất nhiều.

Để đảm bảo có thể tàng hình đối với máy bay chiến đấu trong giải tần số nhiệt hồng ngoại, động cơ phản lực cần được lắp đặt bên trong máy bay, như máy bay tàng hình tốc độ cận âm của Mỹ B-2. Nhưng đối với các máy bay có tốc độ siêu âm cần lực đẩy rất mạnh, chỉ có thể tạo ra khi lắp các cácđộng cơ duy nhất với các ống xả khí được lắp ngoài thân máy bay như Tu-160, Concorde và B-1.

Các đại diện của Bộ tư lệnh lực lượng Không quân đã đồng ý với các kết luận khoa học của các nhà thiết kế máy bay là không thể kết hợp tốc độ siêu âm với công nghệ tàng hình chống radar. Trung tâm nghiên cứu thiết kế thử nghiệm Tupolev phải hoàn thành công việc trên xác định chuẩn tính năng kỹ chiến thuật của PAK DA và các giải pháp công nghệ thực hiện vào đầu năm 2014 để trình bày dự án nhận kinh phí nghiên cứu và chế tạo thử từ ngân sách . Chuyến bay đầu tiên của máy bay nguyên mẫu phải thực hiện vào năm 2017, chương trình sản xuất máy bay cường kích chiến lực tiên tiến dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2020.

Tổng biên tập của tạp chí công nghiệp ngành "Cất cánh" Andrey Fomin cho biết rằng sự lựa chọn của Bộ tư lệnh Không quân liên bang phương án máy bay ném bom chiến lược có tốc độ cận âm có thể liên quan không chỉ với nội dung đảm bảo khả năng "tàng hình" mà còn là, máy bay có tốc độ cận âm có giá thành sản xuất rẻ hơn cùng như có khả năng có tầm bay siêu xa. Điều như một chiếc máy bay dưới âm kinh tế hơn và có thể cao thêm phạm vi của nó. Ông Fomin cũng nhận định, hoàn toàn tàng hình với radar- đặc biệt là radar trinh sát tầm xa chiến lược là không thể. Nhưng công nghệ có thể giảm diện tích bề mặt phản xạ hiệu dụng trên thân máy bay,từ đó làm giảm độ phát quang trên màn hình radar đối phương.

"Nếu một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, diện tích phản xạ hiệu dụng tương đương ở một góc độ nào đó là 3 m2, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ, diện tích phản xạ hiệu dụng chỉ tương đương - 0,3 m2, và thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo có thể được giảm đến một vài trăm của một mét vuông. Chỉ có lớp vận liệu hấp thụ bức xạ radar bao phủ trên thân máy bay thì này không thể đạt được, chúng ta cần một sự thay đổi lớn trong quan điểm thiết kế máy bay "- cho biết Fomin..

Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov khẳng định: Phương Tây đã loại bỏ quan điểm máy bay cường kích tốc độ cao đột phá tuyến phòng không đối phương. "Bây giờ, để chọc thủng tuyến phòng không đối phương quan trọng là bí mật và tầm bay xa, chứ không phải là tốc độ. Nước Nga không có những đồng minh đáng tin cậy và các căn cứ quân sự ở nước ngoài, do đó quan trọng đối với chúng ta là lực lượng không quân chiến lược, từ vùng trời của nước Nga có thể tiêu diệt các mục tiêu ở tầm xa nhất” - Ông giải thích.

Thực tế tác chiến và công nghệ cho thấy, các vũ khí hiện đại có thể tấn công đối phương ngoài vùng hoạt động hiệu quả của lực lượng phòng không đối phương, ngay cả khi đối phương có trang bị những tổ hợp phòng không tầm xa tốt nhất, như S-300 hoặc Patriot. Riêng đối với các loại vũ khí chiến lược như tên lửa mang đầu đạn thông thường hoặc mang đầu đạn hạt nhân có thể tấn công các mục tiêu lên đến hàng nghìn km chiều sâu chiến trường. Các loại đầu đạn siêu thanh do Mỹ phát triển, và công nghệ đó cũng phải là ngoài tầm với cho phép có thể tấn công các mục tiêu lên đến chục nghìn km. Do đó, vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu, đó là mức độ đảm bảo bí mật của các phương tiện mang chống lại các loại vũ khí phòng thủ (tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn và tên lửa đạn đạo phản kích….).

Trong tương lai gần, khả năng tấn công từ không gian vũ trụ và bằng các phương tiện bay không người lái là rất lớn, cuộc chiến tranh tương lai sẽ có sự tham gia có tỷ lệ rất lớn của các loại phương tiện bay không người lái thông minhh nhân tạo, những phương tiện bay này sẽ có tốc độ siêu thanh, v có thể > 5 – 6M, do đó, máy bay cường kích chiến lược còn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ kép, vừa là phương tiện mang của các loại vũ khí chiến lược tầm xa, đồng thời cũng có thể thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tầm xa bằng các loại vũ khí phòng thủ (các loại tên lửa đánh chặn các đầu đạn super sonic hoặc máy bay không người lái).

Sự phát triển của máy bay cường kích chiến lược có tốc độ hành trình cận âm còn có thể là phương tiện mang cho các trang thiết bị phòng thủ vũ trụ (các tên lửa mang trang bị quân sự không gian, các loại đầu đạn tấn công trong không gian vũ trụ….). Mà trong lĩnh vực này, máy bay có tốc độ siêu âm không thể đảm nhiệm.

Từ những nhận định trên đấy, rõ ràng việc lựa chọn một thế hệ máy bay mới có tốc độ đủ để ứng dụng công nghệ stealth đồng thời có tầm bay xa là phương án tối ưu nhất trong tác chiến của chiến tranh hiện đại.

Dự kiến ​​chi phí của dự án PAK DA sẽ có giá khoảng vài nghìn tỉ rúp. Đồng thời, khi sản xuất theo dây chuyền Lực lượng không quân tầm xa sẽ cần vài chục chiếc máy bay, do các loại phương tiện mang chiến lược (máy bay ném bom chiến lược) nằm dưới quyền kiểm soát của Hiệp ước cắt giảm các phương tiện mang tấn công chiến lược (START - II) đồng thời cũng không được phép xuất khẩu các loại máy bay này. Theo kế hoạch, máy bay tấn công chiến lược sẽ được trang bị các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, các loại tên lửa hành trình có độ chính xác cao không mang đầu đạn hạt nhân, các loại bom có điều khiển và bom không có điều khiển….).

Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga ảnh 4
 

Chương trình sản xuất máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới sẽ nhà máy sản xuất máy bay Kazanthực hiện. Điều này đã được Thủ tướng khi đó là Vladimir Putin tại một hội nghị khu vực của Đảng "Một Nước Nga" về sự phát triển của tiểu vùng sông Volga.

Theo thông báo của ông, nhà máy hàng không Kazan (Capo) tiếp tục chương trình hiện đại hóa máy bay chiến đấu tầm xa Tu-160 và Tu-22, và sau đó bắt đầu chương trình chế tạo và lắp ráp cho thế hệmáy bay ném bom chiến lược thứ 5 của Liên bang Nga.

Cũng chắc chắn rằng PAK DA sẽ không là model hiện đại hóa sâu máy bay ném bom tầm xa Tu-160, và sẽ là một nguyên mẫu máy bay hoàn toàn mới, dựa trên những phát triển công nghệ và giải pháp kỹ thuật cơ bản tiên tiến nhất. Nguồn lực để thiết kế và chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ 5 được lấy từ nguồn tài chính của chương trình cấp nhà nước về phát triển vũ khí của Liên bang Nga trong giai đoạn 2011-2020.

Cho đến nay, các thông số kỹ chiến thuật chiếc máy bay cường kích chiến lược của lực lượng Không quân tầm xa của Liên bang Nga hoàn toàn chưa rõ ràng. Nhưng các chuyên gia quân sự độc lập, dựa trên bản phác thảo thiết kế của máy bay, có thể đưa ra một số các tính năng kỹ chiến thuật sau của PAK DA

Các thông số kỹ thuật của PAK DA

Động cơ: 4 x Động cơ turbine cánh quạt phản lực AL-41F1;
Lực đẩy tối đa: 4 x 15.500 kg;
Trọng lượng cất cánh tối đa: 124.000 kg;
Trọng tải: 24.000 kg;
Khối lượng nhiên liệu: 50.000 kg;
V max : 2 M;
Dự trữ hành trình : 12.000 - 15.000 km.

 
Siêu phi cơ ném bom chiến lược mới của Nga ảnh 5
 

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG