Việt Nam thêm 'nanh vuốt' cho pháo phòng không

Việt Nam thêm 'nanh vuốt' cho pháo phòng không
TPO - Trong hơn 4.100 máy bay Mỹ bị bắn hạ trên chiến trường Việt Nam, 65% là chiến công của hỏa lực pháo binh phòng không dệt nên lưới lửa tầm thấp dày đặc.

Việt Nam thêm 'nanh vuốt' cho pháo phòng không

TPO - Trong hơn 4.100 máy bay Mỹ bị bắn hạ trên chiến trường Việt Nam, 65% là chiến công của hỏa lực pháo binh phòng không dệt nên lưới lửa tầm thấp dày đặc.

Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự của Việt Nam đã hoàn thành công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm. Theo một số nguồn tin quân sự, Việt Nam cũng đã thành công trong việc kết nối các tổ hợp pháo phòng không theo một chương trình tự động hóa với nguyên tắc 'hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung' tối ưu hóa kết quả chỉ thị mục tiêu nhờ công nghệ hiện đại, có thể hoạt động tốt cả ngày lẫn đêm với hiệu suất cao.

Việt Nam thêm 'nanh vuốt' cho pháo phòng không ảnh 1

Báo QĐNN cho biết nhằm nâng cao khả năng cơ động của pháo phòng không 37mm, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, SSCĐ ngày càng cao, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) được Bộ Quốc phòng cho phép triển khai thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu lắp đặt pháo phòng không 37mm hai nòng lên xe vận tải bánh lốp” để tạo thành một tổ hợp vũ khí đặc chủng.

Không như khi triển khai pháo dưới mặt đất, việc lắp đặt pháo trên xe rất phức tạp. Nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: Triển khai tổ hợp trong chiến đấu cũng như thu hồi tổ hợp như thế nào? Đặc biệt, việc điều khiển sàn công tác để thiết lập trạng thái cân bằng cho tổ hợp nhằm bảo đảm khả năng lấy phần tử bắn chính xác, tiến hành tác xạ ổn định sẽ thực hiện ra sao?

Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ tổ hợp pháo được đặt trên sàn công tác và được nâng, hạ bằng 4 chân chống thủy lực cứng vững, lấy thăng bằng nhờ quá trình điều khiển nâng, hạ sàn. Sau một thời gian nghiên cứu, các cán bộ khoa học của Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe vận tải bánh lốp Ural-375Đ.

Thiết bị điều khiển sàn công tác bao gồm hệ thống điều khiển điện tử và các phần tử của hệ thống điều khiển điện-thủy lực. Bộ điều khiển trung tâm được thiết kế dựa trên nguyên lý hệ thống điều khiển nhúng, sử dụng hệ thống S7-200 của hãng Siemens với đơn vị xử lý trung tâm CPU 224 và các mô-đun mở rộng EM221, EM223. Bộ điều khiển cho phép chọn các chế độ điều khiển (tự động, bán tự động hoặc bằng tay) và tự động triển khai, thu hồi tổ hợp, tự động lấy thăng bằng sàn công tác, cho phép điều khiển các xy lanh chân chống một cách độc lập.

Qua các đợt bắn thử nghiệm và nghiệm thu cho thấy, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp. Cụ thể: Thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi tổ hợp không quá 2 phút; thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương tương với tổ hợp pháo khi bắn trên mặt đất.

Việc triển khai sử dụng thiết bị giúp quá trình lấy phần tử bắn chính xác, tác xạ ổn định và hiệu quả, tương đương với tổ hợp pháo khi triển khai dưới mặt đất, góp phần hoàn thành nhiệm vụ lắp đặt pháo phòng không lên xe bánh lốp nhằm tạo ra tổ hợp vũ khí có tính cơ động cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ ngày càng cao. Kết quả công trình có thể áp dụng trong nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị điều khiển sàn công tác trên các loại tổ hợp vũ khí đặc chủng khác.

Việt Nam thêm 'nanh vuốt' cho pháo phòng không ảnh 2
 

Lịch sử oai hùng pháo phòng không 37mm

Pháo phòng không 37-mm tự động được thiết kế bởi 2 nhà thiết kế I.A.Lyamin và LV Lyulevym dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kiến trúc sư trưởng nhà máy cơ khí mang tên M.I. Kalinin là M.N. Loginova. Được đưa vào biên chế trong Hồng quân Liên xô vào giai đoạn trước cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại năm 1939. Song hành cùng với pháo phòng không 85mm – 1939. Pháo phòng không tự động 37mm là những vũ khí phòng không cơ bản của lục quân để bảo vệ các đơn vị chống lại hỏa lực của các loại máy bay bay thấp và máy bay bổ nhào ném bom của địch. Đồng thời, trong những trường hợp khẩn cấp, cấu tạo của pháo và kính ngắm cho phép bắn thẳng trực tiếp vào mục tiêu trên bộ và trên biển.

Theo kế hoạch trước chiến tranh, trong biên chế của Hồng quân Liên Xô phải có 9.132 khẩu pháo phòng không 37 mm, trong đó có 1000 khẩu trong lực lượng dự bị, nhưng đến ngày 1/6/1940 nền công nghiệp quốc phòng Xô Viết chỉ cung cấp được 147 khẩu pháo, và đến 1/1/1941 là 544 khẩu pháo.

Cấu tạo thiết kế của pháo 37 tương tự như pháo phòng không 25mm. Bao gồm automat nạp đạn tự động, kính ngắm mục tiêu tự động, mâm bệ pháo bao gồm bộ phận cơ khí quay tầm và hướng, bộ phận cân bằng động, lá chắn mảnh đạn và xe kéo rơ mooc.

Bộ phận nạp đạn tự động của pháo 37 mm hoạt động trên cơ sở sử dụng năng lượng giật lùi ngắn của nòng súng. Khóa nòng mở trong thời thời gian khi nòng súng đầy lên và đóng lại khi hệ thống đẩy về hoạt động, đồng thời với đưa viên đạn vào buồng nòng súng. Nạp đạn bằng kẹp đạn bằng thép có 5 viên đạn. kẹp đạn được pháo thủ đặt vào bộ phận tiếp đạn của hộp khóa nòng. Hệ thống nạp đạn tự động cho phép tốc độ bắn của súng là 180 viên đạn/phút. Tốc độ bắn thực tế trên chiến trường khoảng 60 phát/phút.

Nòng súng 37 mm
Nòng súng 37 mm.
Hộp khóa nòng
Hộp khóa nòng.
Bộ phận hãm lùi
Bộ phận hãm lùi .
Sơ đồ mặt cắt dọc hệ thống nạp đạn và nòng súng
Sơ đồ mặt cắt dọc hệ thống nạp đạn và nòng súng.
 

Nòng súng hoạt động tự do, có bộ phận lò xo nén đẩy về, được lắp vào trong ống lót chụp nòng súng, ống chụp được gắn kết với hộp khóa nòng của súng, trên hộp khóa nòng được lắp khóa nòng thẳng đứng hình nêm. Hệ thống hãm lùi đẩy lên thủy lực, có trục của pittong đẩy về, hệ thống hãm lùi đẩy lên được lắp ở phía dưới của của giá pháo. Lò xo đẩy về nằm trên nòng súng và phía trong của ống chụp nòng súng và lò xo.

Các thiết bị quay tầm hướng pháo
Các thiết bị quay tầm hướng pháo .
 

Lấy đường ngắm của pháo vào mục tiêu được thực hiện bằng bộ phận quay tầm và quay hướng. Cơ cấu quay tay cơ khí. Hệ thống quay tầm là bộ bánh răng truyền lực, hệ thống quay hướng theo kiểu bánh xe lăn bên trong. Góc quay tầm pháo cho phép từ -5 o đến + 85o. Góc quay hướng là 360o.

Kính ngắm bên trái của pháo
Các thiết bị quay tầm hướng pháo.
Kính ngắm bên trái của pháo
Kính ngắm bên trái của pháo.
 
Kính ngắm bên phải pháo
Kính ngắm bên phải pháo.
Sơ đồ hệ thống bánh răng điều khiển pháo
Sơ đồ hệ thống bánh răng điều khiển pháo.

Để điều khiển bắn trên pháo 37mm lắp thiết bị kính ngắm tự động AZP-37-1 thiết bị có thông số tầm và góc hướng và cho phép hướng thẳng súng vào mục tiêu. Thông số bắn đầu vào được đưa vào bằng tay và xác định bằng mắt thường, khoảng cách đến mục tiêu được đo bằng thiết bị đo xa 3 chiều.

Khi xếp trùng điểm chữ thập của kính ngắm trắc thủ với mục tiêu. nòng pháo đã hướng thẳng vào điểm bắn mà mục tiêu sẽ đi qua khi đạn bay tới. Phương pháp này hiệu quả khi bắn mục tiêu máy bay bay với tốc độ nhỏ hơn 540 km/giờ.

Hỏa lực pháo 37mm được tiến hành với các loại đạn tiêu chuẩn của pháo 37mm bao gồm đạn nổ phá vạch đường và đạn xuyên thép vạch đường, khí hạ nòng bắn các mục tiêu trên mặt đất, đạn xuyên thép vạch đường của pháo trên tầm bắn 500 m có khả năng xuyên phá thép dầy 40mm, ở khoảng cách 1000m xuyên thép là 31mm.

Trong mọi trạng thái, hành quân hay vào vị trí bắn, pháo 37mm và mâm pháo đều nằm trên khung rơ mooc có 4 bánh ZU-7. Rơ mooc pháo có bánh xe nằm trên giảm xóc kiểu ô tô và đảm bảo khi hành quân, xe rơ mooc có thể chạy với tốc độ 60 km/giờ.

Kéo lùi rơ mooc giá pháo được gắn với 2 thanh ống giẳng kết nối cứng ro mooc giá pháo. Kéo tiến rơ mooc pháo có thể quay các chiều được nhờ khớp nối trục xoay dọc và ngang, do đó đảm bảo độ ổn địch của ro mooc giá pháo khi cơ động hành quân.

Ro mooc giá pháo khi cơ động
Ro mooc giá pháo khi cơ động.
Ro mooc giá đỡ pháo khi sẵn sàng chiến đấu
Ro mooc giá đỡ pháo khi sẵn sàng chiến đấu.
 

Như đối với pháo phòng không 25mm, để chuyển pháo 37mm từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu, pháo và mâm pháo được khóa cứng bằng 4 trụ đỡ giá pháo chịu lực ở cầu trước vào cầu sau của pháo, trong đó có 2 trụ đỡ gắn với 2 thanh cầu phụ. Trục chính giá pháo và cầu phụ thân pháo khi mở ra tạo thành một hình chữ thập mà trục tâm phảo ở chính tâm. Trụ đỡ lấy thăng bằng bằng 4 kích cơ khí được gắn trên 4 đầu của chữ thập.

Trong giai đoạn bắn, trên mâm pháo có năm pháo thủ, để bảo vệ kíp pháo thủ khỏi mảnh đạn và đạn, trên mâm pháo đặt tấm lá chắn bằng thép.

Pháo phòng không 37-mm năm 1939 được sử dụng trong các đơn vị của Hồng quân trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Pháo phòng không được sử dụng trong các trung đoàn phòng không, bao gồm 3 khẩu đội pháo, mỗi khẩu đội có 4 khẩu pháo và 2 đại đội súng máy phòng không DSK, các tiểu đoàn phòng không (12 khẩu pháo 37mm) trong các đơn vị bộ binh và các đơn vị binh chủng hợp thành.

Ưu điểm nổi bật của pháo phòng không 37 mm là các bộ phận cơ khí của pháo hoạt động rất ổn định ngay cả khi hoạt động trong điều kiện môi trường đầy bụi bẩn, bùn đất và thiết dầu mỡ bôi trơn, có thể bắn liên tục và dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng. Điểm yếu của pháo 37 mm là kẹp đạn phải nạp vào bộ phận tiếp đạn, và bộ phận tiếp đạn lại gắn chặt với pháo, liên tục di chuyển cùng với các bộ phận rung lắc của pháo. Điều đó làm cho pháo thủ nạp đạn phải cố gắng tập trung tư tưởng nạp kẹp đạn đúng, vì nếu đưa kẹp đạn không đúng, sẽ gây ra hiện tượng kẹt đạn và phải dừng bắn.

Trong suốt thời gian chiến tranh, nền công nghiệp quốc phòng đã cung cấp cho Hồng quân 22.600 khẩu pháo phòng không 37-mm 1939 trên rơ mooc giá pháo ZU 7. Đến giai đoạn cuối của chiến tranh, lực lượng Hồng quân nhận được xe tự hành pháo 37 mm SU-37. được chế tạo trên thân xe SU-76M và pháo phòng không 61-K. Hộp khóa nòng và bộ phận tự động được đặt trần trên tháp pháo quay tròn, độ dầy của tháp pháo là 15mm, giáp của xe tự hành là các tấm théo hàn có độ dày từ 10mm, 15mm và 30mm. Pháo 37-mm trong tất cả các hoạt động tác chiến đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi cuối cùng. Trong suốt cuộc chiến tranh lực lượng phòng không đã bắn hạ 21.645 máy bay địch, trong đó có 14.657 máy bay bị bắn rơi bởi hỏa lực pháo phòng không cỡ nòng 25mm và 37 mm. Để tiêu diệt một máy bay, mức độ tiêu hao đạn phòng không là 905 viên.

Để tăng cường mật độ hỏa lực phòng không, cuối những năm chiến tranh pháo 37mm được chế tạo loại pháo 2 nòng B-47, bao gồm 2 nòng pháo và hai bộ nạp đạn, khóa nòng trên rơ moocs giá pháo 4 bánh. Góc tầm hướng là -5o đến + 87o. Khối lượng của pháo là 2.830 kg. Vào năm 1945 đã thiết kế được 5 khẩu pháo mẫu, nhưng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại không kịp sử dụng. Pháo 37 hai nòng B-47 được sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, trong cuộc chiến tranh này, pháo phòng không 37mm 1 nòng và 2 nòng đã tạo nên một lưới lửa dày đặc tầm thấp. Trong hơn 4.100 máy bay Mỹ bị bắn hạ trên chiến trường Việt Nam, 65% là chiến công của hỏa lực pháo binh phòng không, trong đó có pháo 37mm.

Pháo phòng không 37 ly đã được Việt Nam cải tiến, nâng cấp uy lực phù hợp với yêu cầu tác chiến mới
Pháo phòng không 37 ly đã được Việt Nam cải tiến, nâng cấp uy lực phù hợp với yêu cầu tác chiến mới.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của các loại vũ khí hiện đại, pháo 37mm vẫn còn nằm trong biên chế của nhiều nước với số lượng rất lớn, với khả năng nâng cấp rất cao, pháo phòng không 37mm vẫn có thể được lắp thêm các thiết bị hỗ trợ cơ khí, cải tiến hệ thống nạp đạn, đưa hệ thống kính ngắm quang học điện tử và hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, cũng như đưa pháo 37 mm lên các thân xe như thân xe T-54, T55 và hình thành cụm hỏa lực chiến trường cơ động hiện đại và mạnh mẽ.

Thông số kỹ thuật của pháo tự động cỡ nòng 37-mm (61-К):

- Cỡ nòng - 37 mm

- Tốc độ Vo của đầu đạn :

Đạn nổ phá mảnh - 880 m/s

Đạn xuyên – vạch đường - 872 m/s

- Góc tầm lớn nhất - 85°

- Góc tà âm lớn nhất: -5°

- Góc bắn hướng - 360°

- Khối lượng với pháo 1 nòng - 2100 kg – pháo hai nòng B-47 2830 kg

- Khối lượng khi cơ động - 2100 kg – hai nòng - 2830 kg

- Tốc độ bắn thực tế - 60 phát./phút. (tốc độ bắn lý thuyết là 180 phát./phút.)

- Tầm bắn đạt độ cao nhất - 6500 m

- Tầm bắn đạt xa nhất - 8500 м

- Khối lượng đạn:

Đạn nổ phá, vạch đường - 0,732 kg

Đạn xuyên giáp, vạch đường - 0,785 kg

Trịnh Thái Bằng

Theo Viết
MỚI - NÓNG