Nhật xác định đối thủ, quyết chế tên lửa

Nhật xác định đối thủ, quyết chế tên lửa
TPO -Tướng Tadao Maeda -Tư lệnh lữ đoàn dù số 1 đã nói với hãng tin Reuter rằng, Nhật Bản có thể xây dựng phân đội đổ bộ tương tự như đội quân thủy quân lục chiến của Mỹ.

Nhật xác định đối thủ, quyết chế tên lửa

> Tàu Triều Tiên chở tên lửa bị chặn ở Panama 

> Sau Liên Xô, Mỹ 'bủa vây' bóp nghẹt Trung Quốc

TPO -Tướng Tadao Maeda -Tư lệnh lữ đoàn dù số 1 đã nói với hãng tin Reuter rằng, Nhật Bản có thể xây dựng phân đội đổ bộ tương tự như đội quân thủy quân lục chiến của Mỹ.

Người Nhật đã xác định được trong thời gian gần đây ai là mối đe dọa đáng sợ nhất đối với đất nước mặt trời mọc.

Nhật xác định đối thủ, quyết chế tên lửa ảnh 1
 

Nhật quyết phát triển tên lửa đạn đạo

Trong bản báo cáo mới đây của Bộ Quốc phòng nước này, những quốc gia tạo ra mối đe dọa về an ninh lớn nhất cho Nhật Bản được nêu tên là Trung Quốc và Triều Tiên. Nếu đối với Bắc Triều Tiên các chuyên gia phân tích người Nhật đề xuất đường lối hướng sang nước Mỹ (Bình Nhưỡng chỉ cần làm việc thêm một thời gian nữa sẽ chế tạo được những tên lửa đạn đạo, dựa trên các công nghệ đã được thử nghiệm có thể bắn tới các khu vực trung tâm và miền Tây lục địa Mỹ), thì với Trung Quốc họ nhấn mạnh tới những tranh chấp lãnh thổ là những chuỗi đảo trong khu vực.

Tình hình đang biến chuyển có nhiều vấn đề và yếu tố gây mất ổn định đối với Nhật Bản, một vài vấn đề trong số đó được cảm nhận ngày càng rõ nét, gay go và nghiêm trọng hơn - Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn báo cáo của các nhà quân sự Nhật. Theo đánh giá của Bộ quốc phòng Nhật Bản, Bắc Kinh đang mưu toan “dùng vũ lực thay đổi hiện trạng”. Hơn nữa nước này dựa trên những đòi hỏi không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành.

Đồng thời bản báo cáo cũng nhận định: “Một số hành động của Trung Quốc như xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản, vi phạm không phận và thậm chí những hành động nguy hiểm có thể tạo ra tình huống rất tồi tệ không thể lường trước được”. Nhật Bản đã dự kiến trước tháng 12.2013 sẽ đưa ra kế hoạch phòng thủ mới. Đảng dân chủ tự do cầm quyền đã đệ trình lên chính phủ những khuyến nghị, trong đó có nội dung nghiên cứu các vấn đề về việc tăng cường sức mạnh để tiến công những mục tiêu của đối phương.

Ngày 12.7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong lời kêu gọi được phát đi nhân Ngày lễ Biển quốc gia (15.7) đã lưu ý rằng, Nhật Bản sẽ bảo vệ những lợi ích trên biển của mình, bảo đảm an ninh lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế.

Nhật xác định đối thủ, quyết chế tên lửa ảnh 2
Lính đặc nhiệm nhật tập trận đổ bộ (ảnh dưới) và dàn chiến đấu cơ F-15J của Nhật (ảnh trên)
Lính đặc nhiệm nhật tập trận đổ bộ (ảnh dưới) và dàn chiến đấu cơ F-15J của Nhật (ảnh trên).

“Hòa bình và sự thịnh vượng của Nhật Bản- một quốc gia trên biển sẽ được xây dựng dựa trên tự do, công khai và an ninh hàng hải,- phóng viên ITAR-TASS Igor Belyaev dẫn lời ông Abe nói – Và tôi sẽ bảo vệ những lợi ích trên biển, lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của đất nước chúng ta”.

Các nhà phân tích trong nước cho rằng, trong lời kêu gọi của mình, Thủ tướng đã nói tới cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư-theo cách gọi của Trung Quốc)).

Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố rằng, sẽ không cho phép bất kỳ một mưu toan nào “giải quyết tranh chấp trên biển bằng vũ lực và không dựa trên cơ sở luật pháp”.

Igor Ponomarev (“TPP-Inform”) trích dẫn báo Sankei, viết rằng Bộ quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu chế tạo các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 400-500 km. Và chúng dự kiến được sử dụng để phòng thủ quần đảo Senkaku trước cuộc tiến công đánh chiếm của Trung Quốc. Những tên lửa này sẽ được bố trí ở Okinawa.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản dự đoán rằng, các tên lửa mới có thể vượt qua cự ly 500 km trong vòng 5 phút. Như tờ báo khẳng định, Tokyo dự định sử dụng các tên lửa đạn đạo để nhanh chóng ngăn chặn cuộc đổ bộ dự kiến của đối phương trên các hướng tiếp cận quần đảo.

Thủy quân lục chiến mô hình Mỹ

Daria Tsilyurik- phóng viên “Báo Độc lập” thông tin chi tiết thêm, ngoài tên lửa đạn đạo, Đất nước Mặt trời mọc đã quyết định thành lập lực lượng đổ bộ theo mô hình của Mỹ.

Tướng Tadao Maeda -Tư lệnh lữ đoàn dù số 1 đã nói với hãng tin Reuter rằng, Nhật Bản có thể xây dựng phân đội đổ bộ tương tự như đội quân thủy quân lục chiến của Mỹ. Việc đổ quân sẽ được các máy bay trực thăng phản lực Bell V-22 Osprey” tiến hành. Công tác trinh sát cũng được tăng cường. Các thông tin tình báo sẽ được những phương tiện bay không người lái cung cấp.

Lính đặc nhiệm Nhật tập trận đổ bộ
Lính đặc nhiệm Nhật tập trận đổ bộ.

D. Tsilyurik nhận định, dĩ nhiên là quân đội Nhật dự tính sẽ tiếp quản toàn bộ những nhiệm vụ mà các căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Okinawa thực hiện. Họ làm như vậy để có khả năng tự bảo vệ các quần đảo xa bờ.

Về phía Trung Quốc, không lâu sau khi bản báo cáo nói trên được công bố, đại diện Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Ánh đã tuyên bố rằng Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao, còn Nhật Bản “thổi phồng mối đe dọa từ phía Trung Quốc, gây ra sự căng thẳng và đối đầu”.

Andrey Ivanov (Đài tiếng nói nước Nga”) nhận định rằng, có 2 điều đang cản trở quá trình chuyển hóa của Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội đúng nghĩa: 1) thiếu vũ khí tiến công- đó là: Tàu sân bay xung kích, tên lửa đạn đạo tầm xa, máy bay ném bom chiến lược; 2) Điều 9 Hiến pháp cấm sử dụng sức mạnh quân sự cho bất cứ mục đích nào vượt quá giới hạn phòng vệ.

Điều thứ nhất nước Nhật có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Về điều 9, thì người Nhật đang muốn xem xét lại.

Như lời ông Ivanov nhắc nhở thì, vài năm trước đây, Washington khi đó đang cần sự hỗ trợ của nước Nhật trong các chiến dịch tại Afghanistan và Iraq, đã kêu gọi người Nhật sửa đối Hiến pháp. Như một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản nổi tiếng của Nga-ông Aleksandr Panov nhận định thì, hiện nay Mỹ không quá nhiệt tình ủng hộ những sáng kiến của ông Sinzo Abe về việc xem xét lại Hiến pháp: Người Mỹ sợ sự ra đời của các lực lượng vũ trang đúng nghĩa ở Nhật Bản trong điều kiện những mối quan hệ của nước này với các quốc gia láng giềng đang trở nên phức tạp, có thể sẽ làm cho tình hình ở khu vực châu Á-Thái bình Dương thêm trầm trọng. Nguyên nhân làm cho tình hình nóng lên là những cuộc tranh chấp lãnh thổ.

Hải quân Nhật được trang bị cực tốt và có kinh nghiệm hải chiến
Hải quân Nhật được trang bị cực tốt và có kinh nghiệm hải chiến .

Sự lạnh nhạt theo phán đoán của Mỹ đối với việc “tái vũ trang nước Nhật” có thể được giải thích bởi một nguyên nhân khác: Đó là sự thay đổi các mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Ông A.Ivanov cho rằng có thể đã có những thay đổi trong các mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Những chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc gần gũi Bộ ngoại giao, trong các bài báo của mình nói về việc sẵn sàng xây dựng các mối quan hệ với nước Mỹ theo một hình thức mới về nguyên tắc. Các tư liệu trên báo chí đã xuất hiện ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Barac Obama và ông Tập Cận Bình hồi tháng 6.2013 tại California.

Có một điều thú vị là, trong trường hợp “Hai ông lớn” bắt tay liên minh với nhau như thế Nhật Bản mất đi địa vị vinh dự và thuận lợi - đồng minh chủ yếu của Mỹ trong khu vực. Bản thân sự xung đột có thể diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh đang biến Nhật Bản trở thành kẻ thù của Trung Quốc. Cả 2 phương án đều tồi tệ, điều này ngay từ năm 2009 Thủ tướng Nhật lúc đó là ông Yukio Hatoyama đã từng đề cập.

Do đó có thể bổ sung thêm vào kết luận cả quan điểm vô cùng cứng rắn của ông Sinzo Abe: Phòng thủ quần đảo tranh chấp không có sự tham gia của Mỹ, bằng sức mình, tên lửa của mình, thủy quân lục chiến của mình. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và có lẽ cả Hiến pháp của nước Nhật cũng sẽ được chỉnh sửa để phù hợp hơn với những thay đổi này.

Đỗ Ngọc Inh
Theo “Bình luận quân sự” Nga

Theo Dịch
MỚI - NÓNG