Mỹ-Nhật quyết xây 'pháo đài' quân sự ở Philipines

Mỹ-Nhật quyết xây 'pháo đài' quân sự ở Philipines
TPO - Sau 20 năm hờ hững với Philippines, dù nước này có vị trí rất quan trọng về chiến lược trên Thái Bình Dương, gần đây Lầu Năm Góc bắt đầu tích cực để trở lại những vị trí mà Mỹ đã từng đóng quân trên quần đảo này.

Mỹ-Nhật quyết xây 'pháo đài' quân sự ở Philipines

> Súng Việt Nam sở hữu hạ gục 'vua xe tăng' khét tiếng

> Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông? 

TPO - Sau 20 năm hờ hững với Philippines, dù nước này có vị trí rất quan trọng về chiến lược trên Thái Bình Dương, gần đây Lầu Năm Góc bắt đầu tích cực để trở lại những vị trí mà Mỹ đã từng đóng quân trên quần đảo này.

Mít tinh cuộc tập trận chung Mỹ Philipines (ảnh AP)
Khởi động cuộc tập trận chung Mỹ- Philipines (ảnh AP).
 

Mặc dù có sự hiện diện của hàng chục căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Guam và đảo Diego Garcia, Washington vẫn nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Nam Á với một mục đích được ưu tiên đặc biệt về chiến lược: Ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo các phát biểu của một số các đại diện thuộc giới quân sự của Mỹ, cuộc đấu tranh với mục đích ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông, Biển Hoa đông và Hoàng Hải vào những năm gần đây đã tập trung được những sự quan tâm cao nhất của Washington

Hàng năm, chỉ tính riêng trên biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đang đòi hỏi chủ quyền hầu hết cả vùng nước với các quốc gia ven biển, vận tải thương mại chiếm khoảng 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó riêng thương mại Mỹ chiếm 1,2 nghìn tỷ. Con số này giải thích tại sao người Mỹ cần chuyển trọng tâm chiến lược quốc gia về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Họ hiểu rất rõ rằng, tổn thất sẽ lớn hơn nhiều khi Trung Quốc nắm được quyền quản lý tại vùng biển Đông và đương nhiên, sẽ kiểm soát được cả biển Hoa Đông và Hoàng Hải.
Dưới khẩu hiệu “bảo vệ những lợi cíh quốc gia Mỹ trước những nguy cơ” đe dọa tuyến đường vận tải thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhà Trắng đã quyết định chuyển vị trí đóng quân của 8.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ Nhật Bản sang căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, trên hòn đảo sân bay chiến lược này, đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, để căn cứ có thể phục vụ các tàu sân bay không chỉ 16 ngày, mà là 63 ngày hậu cần kỹ thuật. Dự án nay, người Mỹ dự chi khoảng 7,4 tỷ USD cho đến hết năm 2014.

Washington cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với chính phủ Australia, trong thời gian sắp tới sẽ triển khai các lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, ký thỏa thuận với Singapore về việc sẽ triển khai căn cứ quân sự hải quân cho các chiến hạm của Mỹ cập cảng. Trong kế hoạch chiến lược mà Washington đang xem xét nhằm tăng cường sức mạnh quân sự răn đe và ngăn chặn của các cụm quân lực hải quân ở châu Á -Thái Bình Dương, có những đề xuất về khả năng triển khai một trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến Hải quân cấp chiến lược tại Philipines, triển khai các lực lượng quân sự trên cơ sở luân phiên thường trực chiến đấu và tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau với các nước trong khu vực.

Diễn tập quân sự tại Philipines
Diễn tập quân sự tại Philipines.
 

Tại căn cứ quân sự Cavite, khoảng 6 dặm tính từ Manila , các quân nhân Mỹ đang hướng dẫn và huấn luyện các đồng nghiệp Philipines sử dụng máy bay không người lái (UAV) nhằm kiểm soát các tàu thuyền trên biển Đông. Một minh chứng cụ thể về những hoạt động mang tính tích cực, đưa những kế hoạch và thỏa thuận vào những hoạt động thực tế của hợp tác quân sự trên tầm chiến lược đối với Philipines là trong vòng 5 tháng đầu năm của năm 2013 đã có 72 chuyến viếng thăm của chiến hạm và tàu ngầm Mỹ được tiến hành trong vịnh Subic (để so sánh, có thể thấy chỉ có 88 chuyến trong cả năm 2012; 54 chuyến trong năm 2011 theo các thông số chính thức của Philipines).

Tháng 7/2013. Washington tiến hành đợt tập trận chung 6 ngày với quân đội Philipines trên biển Đông. 500 lính thủy đánh bộ Mỹ và 500 quân nhân Philipines cùng tham gia các hoạt động tác chiến. Chiến hạm mang tên lửa Mỹ Fitzgerald và kỳ hạm của hạm đội Philipines thực hiện các hoạt động chiến thuật trên khoảng 50 dặm cách khu vực đảo đang tranh chấp với nội dung chiến thuật là “đánh chiếm các tàu nghi ngờ là thù địch, đổ bộ lên tàu và thu giữ các phương tiện có thể gây nguy hại đến an ninh và chủ quyền của đồng minh”.

Tần suất ghé cảng Philippine của các chiến hạm Mỹ tăng đột biến
Tần suất ghé cảng Philippine của các chiến hạm Mỹ tăng đột biến.

Sử dụng thuật ngữ “các tàu thù địch” và “đồng minh” đã chỉ rõ mục đích cuộc diễn tập hải quân mà Washington tiến hành cùng với những đồng nghiệp Philipines của mình. Các cuộc diễn tập lần trước thường được tiến hành dưới khẩu hiệu chiến đấu chống lại khủng bố và cướp biển trong khu vực, bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải. Các cuộc diễn tập hải quân của Mỹ với Philipines cùng tiến hành trong năm 2013 - (2013 Cooperation Afloat Readiness and Training -CARAT) đến thời điểm hiện nay đã rõ ràng là cuộc đối đầu thật sự với Trung Quốc.

Như một số các tướng lĩnh quân sự Mỹ trong các cuộc nói chuyện riêng tư – cởi mở, chiến lược quân sự Mỹ trong tương lai nhằm tới một mục đích là đồng xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ, quy mô của nó tương tự hoặc lớn hơn những căn cứ quân sự từng được triển khai trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các căn cứ quân sự này có thể nhỏ hơn về diện tích, nhưng phải lớn hơn về mặt số lượng tham gia của các nước trong khu vực, đồng thời có sự tham gia tích cực trong các hoạt động tác chiến của các nước đồng minh.

Kế hoạch khổng lồ mang tầm chiến lược lâu dài này đã được khẳng định trong cuộc họp báo ngày 27.6 tại Quezon City (Philippines), có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Philipines ông Voltaire Gazmin và người đồng cấp Nhật Bản ông Itsunori Onodera. Nội dung cuộc họp báo đề cập đến vấn đề xây dựng một căn cứ quân sự cho người Nhật và người Mỹ cùng với các trang thiết bị, phương tiện và khí tài quân sự. Cơ sở cho việc hình thành quyết định đó được chỉ ra nguyên nhân là “những hành vi mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”. Cả hai bộ trưởng Bộ quốc phòng đều bày tỏ về thái độ tiêu cực của đất nước họ với những “vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” đối với Nhật Bản và Philipines. Đồng thời bày tỏ quan điểm đồng thuận với tăng cường sự hiển diện quân sự của Mỹ trong khu vực, trước mắt là trên các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philipines.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera vừa có chuyến thăm Philippines và trao đổi với người đồng cấp nước chủ nhà V.Gazmin
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera vừa có chuyến thăm Philippines và trao đổi với người đồng cấp nước chủ nhà V.Gazmin.

Cùng với những lời tuyên bố trên, Philippines cũng tiến hành những bước chuẩn bị cho “triển khai tạm thời” trên lãnh thổ của mình “lực lượng phòng vệ Nhật Bản”, đây là một bước tiến chưa từng có trong quá trình hồi sinh sức mạnh quân sự toàn cầu của Đế chế mặt trời. Một điều vô cùng thú vị là, trong trường hợp này, sự phục hưng sức mạnh quân sự Nhật Bản được sự đồng thuận của Washington, trong đó Philipines đã tạo điều kiện cho người Mỹ đóng vai trò then chốt. Tờ Financial Times số ra vào tháng 11.2012 có đăng lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Philipines, ông Alberto del Rosario, nội dung nhấn mạnh ”Manila sẽ xem xét và nhìn nhận lại điều khoản hòa bình trong Hiến pháp Nhật Bản mà nội dung điều khoản này là cấm Nhật Bản tái vũ trang lực lượng quân sự..” vấn đề vũ trang quân sự được biện minh bằng sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là Hiến pháp Philippines cấm việc triển khai "các căn cứ quân sự, lực lượng vũ trang của quân đội nước ngoài, hoặc trang thiết bị, phương tiện chiến tranh của nước ngoài trên lãnh thổ Philipines." Điều khoản cấm này đã được chính phủ Philipines lách bằng cách sử dụng thuật ngữ “ngụy trang” trên quan điểm các lực lượng vũ trang và căn cứ quân sự trên đất Philipines có ý nghĩa là có quyền có “sự hiện diện của khách mời” trong đối ngoại quân sự hiện nay.

Cho đến thời điểm này, trên thế giới có hơn 750 căn cứ quân sự Mỹ, chiếm 95% căn cứ quân sự nước ngoài của các nước trên toàn thế giới. Đồng thời người Mỹ cũng biện minh sự hiện diện quân sự trên thế giới của mình như một phần định hướng của một siêu cường trách nhiệm. Trong tình hình hiện nay, những hành động của Trung Quốc giống như một chiếc chìa khóa, đã mở ra cánh cửa rộng thênh thang cho sự hồi sinh của đế chế quân sự toàn cầu Nhật Bản, đồng thời tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên biển Đông đến tầm ảnh hưởng về chiến lược quân sự - chính trị.

Vấn đề tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế trên biển có được duy trì như các cường quốc vẫn tuyên bố trong các phiên họp của Liên hợp quốc, hay với sự gia tăng sức mạnh quân sự và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, sự phục sinh của đế chế quân sự Nhật Bản, trung tâm điều hành tác chiến và các chiến hạm trên biển Đông sẽ đem lại những gì đang xảy ra ở Libya, Syria và Iraq? Những vấn đề trên hiện hữu ngay cả với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Trịnh Thái Bằng
Theo Dokwar (Nga)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.