Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình tầm trung Nirbhay

 Tên lửa hành trình tầm trung Nirbhay. Ảnh: Sputnik
Tên lửa hành trình tầm trung Nirbhay. Ảnh: Sputnik
TPO - Phiên bản phóng từ trên không của tên lửa hành trình tầm trung Nirbhay có khả năng bắt đầu thử nghiệm vào năm 2021. Hải quân Ấn Độ đang yêu cầu Nirbhay có tầm bắn ít nhất 1.500 km; phạm vi báo cáo hiện tại của nó là 1.000 km.

Sau hai lần thất bại, Ấn Độ đã thực hiện thành công thử nghiệm phát triển tên lửa Nirbhay tầm trung (1.000km) từ một cơ sở quốc phòng ngoài khơi bang Odisha. Tên lửa hành trình tấn công mặt đất đang được phát triển để bổ sung cho tên lửa Brahmos siêu thanh do Ấn Độ cùng phát triển với Nga.

Tên lửa  hành trình tầm trung Nirbhay là tên lửa hành trình tầm xa đầu tiên do Ấn Độ thiết kế và phát triển. Đây là lần thử nghiệm thứ 6 của vũ khí, 3 trong số các thử nghiệm đã kết thúc trong thất bại; các tên lửa đã bị phá hủy giữa không trung sau khi đi chệch khỏi lộ trình của chúng.

Tên lửa được trang bị động cơ phản lực mini NPO Saturn 36MT của Nga, có thể được thay thế bằng động cơ do Ấn Độ phát triển ở giai đoạn sau.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) có kế hoạch phát triển các phiên bản phóng từ mặt đất, máy bay, tàu và tàu ngầm của tên lửa hành trình Nirbhay. Các nguồn tin nói với Sputnik rằng vào tháng 1 năm ngoái, Không quân Ấn Độ (IAF) đã chính thức bày tỏ sự quan tâm đến một phiên bản phóng từ trên không của Nirbhay để sử dụng trên không cho máy bay phản lực Su-30 MKI của họ. Phiên bản phóng từ trên không của tên lửa có khả năng bắt đầu thử nghiệm từ năm 2021. Hải quân Ấn Độ đang yêu cầu Nirbhay có tầm bắn ít nhất 1.500 km.

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình tầm trung Nirbhay ảnh 1 Ấn Độ phóng tên lửa Nirbhay.

Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương, vượt trội loại tên lửa tấn công mặt đất Babur của Pakistan, có tầm bắn từ 700 đến 1.000 km.

Loại tên lửa này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ.

Với khả năng tấn công đối đất và tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa, khi lắp đặt đầu đạn hạt nhân (có khả năng mang 24 loại đầu đạn hạt nhân khác nhau) thì loại tên lửa này sẽ trở thành một thành viên trong bộ 3 tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể”của Ấn Độ.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.