Ấn Độ và tham vọng ẩn sau ‘bộ ba’ hạt nhân chiến lược

Ấn Độ và tham vọng ẩn sau ‘bộ ba’ hạt nhân chiến lược
TPO - Ấn Độ đang thử nghiệm những công nghệ tàu ngầm và tên lửa tối tân, mà sức mạnh của chúng sẽ làm thay đổi cục diện an ninh toàn khu vực.

Chuẩn bị đưa tàu ngầm hạt nhân vào hoạt động

Trong những tháng gần đây, Ấn Độ dường như đã đạt tới một mốc quan trọng trên con đường xây dựng khả năng răn đe hạt nhân.

Tờ The Hindu thông báo, tàu ngầm đạn đạo hạt nhân  (SSBN) đầu tiên của Ấn Độ, INS Arihant-Kẻ hủy diệt, đã di chuyển bí mật khỏi cảng để tiến hành thử nghiệm trên biển. Các nguồn tin chính thức khác cũng nói rằng, Kẻ hủy diệt sẽ sớm ra khơi.

INS Arihant được khởi công vào năm 2009 bởi Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Manmohan Singh. Nó đã trải qua các thử nghiệm trong cảng, và lò phản ứng hạt nhân 83 MW của tàu đã đạt trạng thái ổn định vào tháng 8/2013.

Những thử nghiệm trên biển là bước cuối cùng trước khi nó được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ. Ngoài INS Arihant, 3 chiếc tiếp theo cũng đang được đóng ở Visakhapatnam, Andhra Pradesh, nơi chiếc đầu tiên trong 3 chiếc được đóng, theo một dự án tối mật.

Phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa từ tàu ngầm

Trong một diến biến khác, Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) gần đây đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm tầm xa 3000 km có tên K-4 từ một phao chìm ở độ sâu 30 feet (tương đương13 m) ngoài khơi Visakhapatnam, ven biển phía Đông Ấn Độ.

Các tên lửa dưới nước dòng K được đặt theo tên Tổng thống Abdul Kalam, người đã luôn quan tâm cho chương trình phát triển tên lửa Ấn Độ. Đây là vụ thử thành công mới nhất trong thời gian gần đây của DRDO, phản ánh năng lực phát triển tên lửa đang trưởng thành của Ấn Độ.

Tên lửa tầm xa K-4 sẽ bổ trợ cho tên lửa tầm ngắn K-15 (còn có tên Sagarika). Với tầm bắn 750km, tên lửa K-15 có hạn chế nhất định, và phạm vi triển khai hẹp hơn. Tàu ngầm khi di chuyển gần tới bờ biển của kẻ địch để phóng tên lửa sẽ dễ bị phát hiện.

Tên lửa K-4 với tầm xa 3.000 km, giúp tàu ngầm có khoảng cách đủ để phóng tên lửa từ sâu trong Ấn Độ Dương hay từ lãnh hải Ấn Độ, trong khi vẫn đảm bảo được tính bí mật. Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Arihant có độ choán nước 6.000 tấn, có thể mang 4 tên  lửa K-4, hoặc 12 tên lửa K-15.

Trong khi K-15 được thử nghiệm nhiều lần và được công nhận thì tên lửa K-4 mới được phóng thử lần đầu. Cần một số lần thử nữa trước khi nó được thông qua rồi đi vào chế tạo hàng loạt và được triển khai hoạt động.

Tên lửa K-4 hiện vẫn đang được thử nghiệm từ phao nổi không có tàu ngầm. Trong các thử nghiệm trên biển, Arihant sẽ phóng loại tên lửa này, để kiểm tra sự phù hợp giữa K-4 và Arihant, nhằm hoàn thiện bộ ba hạt nhân chiến lược Ấn Độ (khả năng phóng vũ khí hạt nhân trên bộ, trên không và trên biển). Đây là bước tiếp theo nhưng cơ quan DRDO tin tưởng nó sẽ được hoàn  thiện trong năm 2015.

Một sự trùng hợp là điều này diễn ra dưới thời một chính phủ liên minh Dân chủ quốc gia do đảng BJP đứng đầu, một liên minh đã thực hiện hàng loạt các vụ thử hạt nhân năm 1998 và đẩy mạnh học thuyết hạt nhân.

Trong bản tuyên ngôn bầu cử, chính phủ mới cam kết sẽ sửa đổi học thuyết hạt nhân và theo dự đoán có thể sẽ có một sự thay đổi trong chính sách “không tấn công trước”.

Học thuyết hạt nhân Ấn Độ cũng cho phép sửa đổi (khoảng 5 năm một lần). Vì vậy với những thay đổi gần đây của bộ ba hạt nhân, đã đến lúc phải sửa đổi học thuyết.

Củng cố năng lực C4ISR

Ấn Độ đã cam kết chính sách hạt nhân “không tấn công trước”, nhưng cảnh báo sẽ đáp trả nhanh chóng và ồ ạt trong tình huống bị tấn công hạt nhân vào lãnh thổ hay vào lực lượng và vật chất của Ấn Độ bất cứ nơi nào ngoài nước.

Một điều quan trọng hơn chính sách “không tấn công trước” là yêu cầu sửa đổi và củng cố năng lực và quy trình C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, tình báo, quan sát và trinh sát) đối với các tên lửa mặt đất hay máy bay, đầu đạn và các hệ thống vận chuyển ở các vị trí khác nhau.

Trái lại, trên tàu ngầm, cả đầu đạn hạt nhân và phương tiện vận chuyển (tên lửa) ở cùng vị trí, còn tàu ngầm thì ở xa đất liền. Điều này sẽ gây rủi ro lớn cho trường hợp phóng tên lửa không thành.

Những bước tiến trên đối với Ấn Độ là những bước đà quan trọng nhằm gây dựng một bộ ba hạt nhân, tăng cường vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế.

Theo Theo The Diplomat
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.