Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương

Ảnh: The Drive
Ảnh: The Drive
TPO - Là tiền đồn xa xôi của Mỹ nằm sâu trong Thái Bình Dương, đảo Wake đóng vai trò là một sân bay dự bị nếu Không quân Mỹ phải lùi lại từ phía Tây Thái Bình Dương trong một cuộc xung đột.

Với vị trí nằm giữa Nhật Bản và Hawaii, đảo Wake đồng thời đóng vai trò phục vụ cho các nhiệm vụ chiến đấu trên không hướng về phía Tây, vào các khu vực bờ biển của Nga và đặc biệt là của Trung Quốc.

Với những gì đang diễn ra, đảo Wake được cho là có vị trí ngày càng quan trọng, so với cách đây nhiều thập kỉ.

Đảo Wake là một trong những nơi xa xôi nhất trên Trái đất, là lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ và cũng được Quần đảo Marshall tuyên bố chủ quyền.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 1

Ảnh vệ tinh ngày 25/6/2020 ghi lại hình ảnh căn cứ đảo Wake.  

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 2

Còn đây là hình ảnh ngày 8/10/2016.

Chiếm phần lớn diện tích trên đảo san hô này là sân bay với đường băng dài gần 3km, đủ dài để chứa bất cứ thứ khí tài nào có trong kho của Lầu Năm Góc.

Mặc dù còn được dùng để hỗ trợ một số thử nghiệm phòng thủ tên lửa với bệ phóng nằm rải rác xung quanh mũi cực Nam, nhưng nhiệm vụ chính của đảo Wake vẫn là điểm chuyển hướng khẩn cấp cho các máy bay qua Thái Bình Dương, và là điểm dừng cho máy bay quân sự Mỹ khi di chuyển từ Mỹ đến châu Á.

Hình ảnh vệ tinh mới mà The War Zone thu được từ Planet Labs ngày 25/6 cho thấy căn cứ đảo Wake mới đây đã được cải tiến đáng kể.

Cụ thể, sân bay đã được mở rộng bắt đầu từ đầu năm 2020, và đến giờ vẫn chưa hoàn tất. Bản thân đường băng đã được xây lại hoàn toàn.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 3

Ảnh vệ tinh ngày 8/10/2016. 

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 4

Và ảnh vệ tinh ngày 25/6/2020 ở cùng khu vực. 

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 5

Ảnh vệ tinh ngày 8/10/2016.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 6

Ảnh vệ tinh ngày 25/6/2020 ở cùng khu vực. 

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 7

Ảnh vệ tinh ngày 8/10/2016.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 8

Ảnh vệ tinh ngày 25/6/2020 ở cùng khu vực. 

Theo The Drive, Lầu Năm Góc đã rót hàng trăm triệu đô la vào thành trì chiến lược bí mật này trong những năm gần đây.

Số tiền này bao gồm chi phí cải tiến đường băng, cũng như xây dựng một bãi năng lượng mặt trời mới.

Nhiều khả năng việc đầu tư mạnh hơn vào cơ sở hạ tầng của hòn đảo, nâng tầm chiến lược của căn cứ từ xa này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 9

Máy bay USAF Hornet tiếp nhiên liệu trên đảo Wake.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 10

Tàu USS Theodore Roosevelt đi qua đảo Wake. 

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 11

Máy bay MH-60S.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 12

Máy bay B-2 Spirit trên đảo Wake.

Ảnh vệ tinh hé lộ Mỹ mở rộng căn cứ chiến lược bí mật trên Thái Bình Dương ảnh 13

F-22 bay qua đảo Wake.

Ngoài tiện ích hậu cần rõ ràng, đảo Wake còn có một đặc điểm đáng chú ý khác, là nó nằm ngoài phạm vi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và Trung Quốc.

Trong khi đảo Guam, cách khoảng 2.500 km về phía Tây, lại nằm trong phạm vi mà những vũ khí trên có thể bắn tới.

Nếu xung đột với Trung Quốc bùng nổ, các căn cứ của Mỹ nằm trong phạm vi của các tên lửa đạn đạo này sẽ dễ dàng bị áp đảo, chẳng hạn các căn cứ gần nhất như Kadena ở Okinawa (Nhật Bản).

Đảo Guam - nơi đặt một căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ - cũng sẽ trở thành mục tiêu, dù nằm ở vị trí xa hơn so với Kadena.

Vì vậy, có thể thấy đảo Wake đóng vai trò như một vị trí dự phòng quan trọng, trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột cực kỳ dữ dội và chớp nhoáng.

Ý tưởng biến đảo Wake trở thành một trung tâm hoạt động của không quân nhằm vượt qua khoảng cách của các vũ khí có thể vươn tới, liên quan chặt chẽ với xung đột trong khu vực Thái Bình Dương.

Nếu không có đảo Wake, các tàu chở dầu và máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ phải đến tiếp nhiên liệu ở tận Hawaii, hoặc thậm chí Alaska, trong trường hợp xảy ra xung đột.

Căn cứ Midway, cách đảo Wake gần 2.000km về phía Đông, cũng là một lựa chọn khác, nhưng sự trang bị của Midway vẫn còn hạn chế, và nơi này có đường băng ngắn hơn.

Theo Theo The Drive
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.