Báo Mỹ chỉ ra nguyên nhân thất bại của Lầu Năm Góc ở nước ngoài

Báo Mỹ chỉ ra nguyên nhân thất bại của Lầu Năm Góc ở nước ngoài
TPO - Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho chương trình chống khủng bố hoặc huấn luyện quân đội nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đều thất bại thảm hải, tiền của đều tiêu tốn vô ích. Tạp chí Military Times của Quân đội Mỹ đưa tin chi tiết.

Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Kiểm toán Mỹ đã tiến hành kiểm toán các hoạt động của mình trong việc hỗ trợ quân sự cho các nước thứ 3. Các quan chức quốc phòng và chính trị gia Mỹ đã thực sự ngạc nhiên với số tiền tiêu tốn lãng phí và mức độ thất bại mà Lầu Năm Góc đã phải gánh chịu.

Military Times viết rằng, từ năm 2006 tới năm 2015, có 262 dự án đã được triển khai, nhưng chỉ 1/3 số đó đi vào hiệu quả. Cuộc kiểm toán đã cho thấy tổng số tiền bị phung phí của nhiều chương trình. Từ năm 2016 tới 2017, có 20 chương trình đã được thực hiện, nhưng chỉ 8 trong số này là có thể cải thiện được các chỉ số cho các đơn vị quân đội nước ngoài. Sự trợ giúp được hướng tới một số lượng lớn các nước và cơ quan: Từ Jordan đến Philippines và Romania, thậm chí nhiều quốc gia châu Phi khác.

Chỉ từ năm 2016 tới 2017, Mỹ đã tiêu tốn 2 tỷ USD cho các dự án khác nhau tại các nước thứ ba. 83 triệu USD trong số đó dành cho huấn luyện binh lính ở  Cộng hoà Niger, nơi mà có 4 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng do các cuộc giao tranh của người Hồi giáo. 132 triệu USD hỗ trợ Kenya mua trực thăng và pháo, còn 83 triệu USD dành cho huấn luyện phi công và lực lượng biên phòng nước này. Các phương tiện tài chính trong năm 2016 và 2017 là khoảng 865 triệu USD để huấn luyện và trang bị cho binh lính của Jordan và Lebanon.

Tuy nhiên chưa nơi nào Mỹ đạt được thành công. Chánh thanh tra của Lầu Năm Góc cho biết, nguyên nhân những thất bại của Mỹ là việc tính toán sai lầm trong quá trình lập chương trình và chiến lược dành cho các quốc gia khác. Giới quân sự Mỹ đã không thể đưa ra các mục tiêu đúng đắn và hoàn thành kế hoạch đề ra. Ngoài ra, nguyên nhân còn do không có đủ nhân viên, các vấn đề liên quan tới sử dụng kỹ thuật quân sự hoặc thiếu các nguồn lực dành cho quản lý các chương trình.

Đôi khi tình huống trở nên hết sức vô lý. Ví dụ, năm 2013 việc thực hiện một trong các dự án đã bị trì hoãn do quân đội các nước thứ 3 không đủ trình độ để quản lý các hệ thống vũ khí hiện đại. Một số còn không thể thực hiện việc bảo trì vũ khí trang bị. Năm 2015, Mỹ đã mua mũ bảo hiểm dành cho quân đội của một nước thứ 3, nhưng kích cỡ của chúng lại không phù hợp. Và còn nhiều vấn đề vô lý khác.

Sau kiểm toán, Lầu Năm Góc đã thừa nhận các sai lầm của mình và cam kết khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, điều này không thể lấy lại được hàng tỷ USD đã bị lãng phí.

Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Ghép thận cứu bé gái mắc đột biến gen hiếm gặp
Ghép thận cứu bé gái mắc đột biến gen hiếm gặp
TPO - Lần đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho một bé gái mắc hội chứng thận hư kháng thuốc có đột biến gen WT1 – một thể bệnh hiếm gặp. Đây là trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư tuyến sinh dục và u Wilms (ung thư thận).
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Xung đột Israel - Iran: Nếu cứ lấy oán trả oán, oán sẽ cao như núi, vẫn sẽ còn đầu rơi máu chảy

TPO - Có rất nhiều diễn biến bất ngờ từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Iran hôm 13/6, sau đó được Mỹ tiếp sức với chiến dịch ném bom 3 cơ sở hạt nhân Iran. Đỉnh điểm của những bất ngờ là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng hai bên đã đạt được thoả thuận ngừng bắn trong 12 giờ.
Mất mặt và mất mát

Mất mặt và mất mát

TP - Sau loạt không kích dữ dội vào ba cơ sở hạt nhân của Iran tối 21/6, Mỹ chính thức nhảy vào cuộc chiến giữa Israel và Iran - một bước đi cực kỳ nguy hiểm có thể làm bùng phát xung đột khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Ván cược nguy hiểm của Tổng thống Mỹ Trump

TPO - Việc Tổng thống Donald Trump quyết định ném bom các cơ sở hạt nhân của Iran được coi là canh bạc nguy hiểm, có thể dẫn đến việc xóa bỏ chương trình hạt nhân đã khiến nhiều đời tổng thống Mỹ đau đầu, nhưng cũng có thể kéo Mỹ vào một nguy cơ khác.
Giải mã kho tên lửa Iran và hệ thống phòng thủ Israel

Giải mã kho tên lửa Iran và hệ thống phòng thủ Israel

TPO - Ngày 13/6, Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạt nhân, kho tên lửa đạn đạo của Iran. Phía Iran cho biết nước này đã đáp trả các cuộc tấn công bằng việc phóng hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào nhiều thành phố lớn trên khắp Israel.
Tên lửa phóng từ Iran bị đánh chặn, nhìn từ Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, ngày 18/6/2025. Ảnh: Reuters.

Ván bài sinh tử của Iran

TPO - Iran có thể chấp nhận bị tàn phá, nhưng không chấp nhận cúi đầu, dù đối mặt nguy cơ càng lúc càng tăng về sự can dự quân sự trực tiếp của Mỹ. Trung Đông đang ở trong những giờ phút nguy hiểm nhất kể từ cuộc chiến Iraq 2003.
Tướng Hossein Salami, chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel tại thủ đô Tehran của Iran, theo truyền thông nhà nước Iran ngày 13/6/2025. Ảnh: New York Times.

Xung đột cục bộ Israel-Iran biến thành đối đầu sinh tử, khu vực rơi vào cuộc chiến tàn khốc?

TPO - Cuộc không kích phủ đầu Iran ngày 13/6 của Israel không chỉ là bước leo thang quân sự, mà còn là một bước ngoặt địa chiến lược. Lần đầu tiên trong nhiều năm, hai cường quốc quân sự hàng đầu Trung Đông đã chính thức bước vào xung đột trực tiếp, xung đột cục bộ có thể biến thành đối đầu sinh tử.
Hình ảnh chụp từ UAV tấn công sân bay Nga trong chiến dịch Mạng Nhện. Ảnh: Overt Defense.

AI đang tái định hình chiến tranh hiện đại

TPO - Chiến dịch Mạng Nhện của Ukraine là minh chứng rõ ràng cho tác động sâu sắc của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến tranh hiện đại, báo hiệu một kỷ nguyên mới – nơi thuật toán thay thế sĩ quan, và AI trở thành chiến binh thầm lặng.