C-17 Globemaster trong tranh chấp biên giới Trung - Ấn

C-17 Globemaster trong tranh chấp biên giới Trung - Ấn
Trong thời gian vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường mua sắm các loại máy bay vận tải quân sự với số lượng lớn. Đây không phải là những toan tính thông thường, mà là sự chuẩn bị chiến lược cho tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

> Nga lo 'mất' Ấn Độ vì...Trung Quốc

Theo tờ Deccan Herald của Ấn Độ, cùng ngày với quyết định phê chuẩn của nội các Ấn Độ về việc thành lập lực lượng tác chiến sơn địa (bộ binh sơn cước hay còn gọi là bộ binh đánh rừng núi) mới trên biên giới Trung - Ấn, tư lệnh lục quân Ấn Độ đã trình bày với tư lệnh lục quân Mỹ về một “quan điểm chiến lược mới”, nổi bật lên là trọng tâm chiến lược đối phó với Trung Quốc. Cũng trong thời điểm đó, hợp đồng mua sắm máy bay vận tải C-17 đã được ký kết, đưa quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ tiến thêm một bước dài.

Bài viết cho biết, trong cuộc hội kiến tại trụ sở của mình, tư lệnh lục quân Ấn Độ Bikram Singh, đã trình bày với người đồng cấp bên phía Mỹ là ông Odierno - tư lệnh lục quân Mỹ, về “Quan điểm chiến lược mới”. Trong đó, bao hàm những phân tích về chiến lược an ninh của Ấn Độ đối với Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc.

Trong “Quan điểm chiến lược mới”, Ấn Độ đã mổ xẻ các vấn đề về an ninh trên biển giới phía tây (giáp với Pakistan), phía đông (giáp với Trung Quốc) và tuyến hàng hải trên biển. Từ trước đến nay, mục tiêu chiến lược của Ấn Độ được mặc định là Pakistan, nhưng hiện nay, mũi nhọn đã được chĩa về phía Trung Quốc.

Ngoài ra, bài báo còn cho biết, tư lệnh không quân Ấn Độ Brown đã tuyên bố với báo giới: “Ấn Độ và Mỹ là sự bổ sung tuyệt vời cho nhau, 2 nước đã đặt một nền tảng vững chắc cho chiến lược phát triển song phương trong thế kỷ 21”. Là một quan chức cao cấp trong phái đoàn quân sự Ấn Độ sang thăm Mỹ, tư lệnh Brown đã gặp gỡ nhiều quan chức Mỹ và ký kết hợp đồng mua lô máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster thứ 2.

Theo bài báo, Ấn Độ đã chi cho hợp đồng này 4,1 tỷ USD, vì vậy họ đã trở thành đối tác nước ngoài lớn nhất mua sắm loại máy bay này. Tư lệnh Brown cho biết: “Các căn cứ của chúng tôi đều được xây dựng trên độ cao từ 11.000 – 13.000 feet, chạy suốt từ Himalaya ở phía bắc cho đến Ấn Độ Dương ở phía nam, có địa hình rất hiểm trở, là một thách thức lớn cho công tác hậu cần tiếp tế”.

Vì vậy, tất cả các chuyên gia quân sự đều nhận thấy, C-17 Globemaster với khả năng vận tải cực lớn và khả năng tiến hành đa nhiệm, có thể trợ giúp quân đội Ấn Độ triển khai hoạt động ở các khu vực này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là lợi thế lớn của quân đội Ấn Độ, so với quân đội Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ.

Theo Nguyễn Ngọc
Deccan Herald/anninhthudo.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.