Chân dung người tiết lộ tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Daniel Ellsberg đã bí mật sao chép lại nhiều tài liệu tối mật về chiến tranh Việt Nam và chuyển chúng cho báo chí. Sau đó, những tài liệu này được giới truyền thông Mỹ đặt tên là Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers).
Chân dung người tiết lộ tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam ảnh 1

Daniel Ellsberg (Ảnh: Newyorker).

Ngày 12/5/2011, Cơ quan lưu trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ bất ngờ ra tuyên bố rằng tập tài liệu nổi tiếng "Hồ sơ Lầu Năm Góc" (The Pentagon Papers) không còn là tuyệt mật nữa và công chúng có thể tiếp cận trực tiếp chúng tại một số thư viện.

Quyết định này đồng nghĩa với việc hàng ngàn trang hồ sơ về Chiến tranh Việt Nam trong tài liệu "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" dài 7.000 cũng được tiết lộ.

"Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện" do Bộ trưởng quốc phòng lúc khi đó là Robert McNamara đặt làm vào tháng 6/1967 nhằm ghi lại thấu đáo lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam.

Có lẽ khi tuyên bố trên được đưa ra, nhiều người sẽ đặt ra các câu hỏi như: Tại sao Bộ quốc phòng Mỹ không tiết lộ những bí mật này sớm hơn? Liệu họ có thực tâm tiết lộ những bí mật với các đồng minh? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu các đồng minh của Mỹ có còn tin tưởng vào Mỹ như trước đây?

Thật ra, Mỹ đã ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì các tài liệu đó trước đây đã bị rò rỉ gần hết và gây ra những cuộc tranh cãi lớn gây chấn động công chúng Mỹ. Nếu cứ tiếp tục giấu giếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ.

Do đó, việc Cơ quan lưu trữ quốc gia cho công bố các tài liệu này được xem chỉ là sự xác nhận một cách chính thức rằng những tài liệu mà Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, tung ra trước đó là chính xác và nhằm để chấm dứt những đồn đoán không căn cứ.

Chân dung người tiết lộ tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam ảnh 2 Tài liệu về Việt Nam được công bố.
Chân dung người rò rỉ tài liệu mật của Mỹ

Phần lớn Hồ sơ Lầu Năm Góc đã được cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Daniel Ellsberg rò rỉ cho những tờ báo hàng đầu của Mỹ như The New York Times, The Washington Post và The Times vào đầu năm 1971. Ellsberg được người bạn Anthony Russo hỗ trợ sao chép các tài liệu này.

Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation - một công ty chuyên phân tích tình hình cho quân đội Mỹ - và Doughlas Air Company - một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ quốc phòng Mỹ. Rand có 1.600 nhân viên và trong số đó có những người làm cho tình báo Mỹ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard với thành tích xuất sắc, Daniel Ellsberg gia nhập Hải quân Mỹ. Sau 2 năm phục vụ cho Hải quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp RAND chuyên phân tích tình hình quân sự.

Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ quốc phòng và tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ ngoại giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho RAND và cho Bộ quốc phòng.

Năm 1969, do không còn thiện cảm với sách lược của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh.

Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, gồm tài liệu mật trên, trong Ellsberg không còn chút ảo tưởng nào về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hay niềm tin vào những tuyên bố của chính quyền Mỹ.

Trong suốt năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đối với các nghị sĩ bằng cách thuyết phục các trợ lý văn phòng của họ về những mặt trái của Chiến tranh Việt Nam, nhưng nỗ lực này thất bại.

Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp Anthony Russo (1934-2008) làm ở RAND, Daniel Ellsberg đã bí mật sao chép lại nhiều tài liệu tối mật và chuyển chúng cho báo chí. Sau đó, chúng được giới truyền thông Mỹ đặt tên là Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers).

Ellsberg nhận thức rất rõ ràng rằng việc ông sao chép hồ sơ mật trên có thể khiến ông phải ngồi tù đến hết đời. Sau khi các tài liệu mật được báo chí Mỹ, Daniel Ellsberg phải sống chui lủi.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và đồng nghiệp Anthony Russo ra đầu hàng FBI ở Boston, bang Massachussett. Chính phủ Liên bang Mỹ sau đó dã truy tố họ về tội danh vi phạm Đạo luật tình báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5/1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này.

Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan, về sự thật của một cuộc chiến tranh mà Mỹ lừa dối hơn 40 năm trước.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.