Chiến đấu cơ của Anh hùng Phạm Tuân thành 'Bảo vật quốc gia'

Chiến đấu cơ của Anh hùng Phạm Tuân thành 'Bảo vật quốc gia'
Máy bay Mig 21 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển bắn hạ B52 năm 1972 và xe tăng T54B tham gia tấn công dinh Độc lập vừa được công nhận là “bảo vật Quốc gia”.

Chiến đấu cơ của Anh hùng Phạm Tuân thành 'Bảo vật quốc gia'

> 'Mắt thần' bắt B-52 sớm, tạo điều kiện tên lửa lập công
> Pháo Đức bảo vệ bầu trời miền Bắc
> Hồi ức: Phi đội bay đánh đêm

Máy bay Mig 21 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển bắn hạ B52 năm 1972 và xe tăng T54B tham gia tấn công dinh Độc lập vừa được công nhận là “bảo vật Quốc gia”.

Hai bảo vật này đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội
Hai bảo vật này đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
Máy bay MiG-21 số hiệu 5121, từng được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 Không quân từ tháng 7/1972. Đêm 27/12/1972 (ngày thứ mười của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), máy bay này do anh hùng Phạm Tuân lái, xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái...
Máy bay MiG-21 số hiệu 5121, từng được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 Không quân từ tháng 7-1972. Đêm 27-12-1972 (ngày thứ mười của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), máy bay này do anh hùng Phạm Tuân lái, xuất kích bất ngờ từ sân bay Yên Bái...
Đến vùng trời Sơn La, Phạm Tuân phát hiện mục tiêu B52 và xin phép vào công kích. Do địch chưa phát hiện Mig 21 “bám đuôi”, Phạm Tuân nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ của địch, bám được B52, công kích bằng 2 quả tên lửa.
Đến vùng trời Sơn La, Phạm Tuân phát hiện mục tiêu B52 và xin phép vào công kích. Do địch chưa phát hiện Mig 21 “bám đuôi”, Phạm Tuân nhanh chóng vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích yểm hộ của địch, bám được B52, công kích bằng 2 quả tên lửa.
Chiếc B52 thứ hai trong đội hình bị trùm trong 'biển lửa'. Ngay sau đó, Phạm Tuân điều khiển máy bay thoát ly, quay về sân bay Yên Bái hạ cánh an toàn. Ngoài bắn hạ một chiếc B52, chiếc Mig21 còn bắn rơi 4 máy bay khác
Chiếc B52 thứ hai trong đội hình bị trùm trong 'biển lửa'. Ngay sau đó, Phạm Tuân điều khiển máy bay thoát ly, quay về sân bay Yên Bái hạ cánh an toàn. Ngoài bắn hạ một chiếc B52, chiếc Mig21 còn bắn rơi 4 máy bay khác.
Buồng lái, nơi phi công Phạm Tuân điều khiển máy bay Mig 21, góp phần vào thắng lợi quyết định trong trận
Buồng lái, nơi phi công Phạm Tuân điều khiển máy bay Mig 21, góp phần vào thắng lợi quyết định trong trận "Điện Biên Phủ trên không".
Chiến đấu cơ của Anh hùng Phạm Tuân thành 'Bảo vật quốc gia' ảnh 6
"Bảo vật quốc gia" khác được trưng bày là xe tăng T54 số hiệu 843 dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 tham gia tấn công Phủ Tổng thống Sài Gòn (nay là Dinh Độc lập) ngày 30-4-1975.
Xe tăng do Liên Xô chế tạo, tháp pháo có gắn súng 12,7 ly, được trưng bày ở vị trí trang trọng trong bảo tàng
Xe tăng do Liên Xô chế tạo, tháp pháo có gắn súng 12,7 ly, được trưng bày ở vị trí trang trọng trong bảo tàng.
Tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có nhiều hiện vật giá trị khác như chiếc Jeep mang biển số 15770, đã tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975
Tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có nhiều hiện vật giá trị khác như chiếc Jeep mang biển số 15770, đã tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG