Chiến thuật đâm va trên biển giữa hải quân Mỹ, Nga và Trung Quốc trong bối cảnh mới

Khinh hạm Liên Xô SKR-6 tấn công tàu khu trục USS Caron ở Biển Đen, ngày 12 tháng 2 năm 1988.
Khinh hạm Liên Xô SKR-6 tấn công tàu khu trục USS Caron ở Biển Đen, ngày 12 tháng 2 năm 1988.
TPO - Cuộc chạm trán cự li gần giữa các tàu chiến của Mỹ và Liên Xô ở Biển Đen hơn 30 năm trước có những ý nghĩa mới trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc đang cố gắng chống lại hải quân Mỹ lớn hơn và có năng lực hơn.

Ngày 12 tháng 2 năm 1988, sự cố bắt đầu khi tàu tuần dương USS Yorktown và tàu khu trục USS Caron tiến hành cái mà Mỹ gọi là di chuyển vô hại - quá cảnh lãnh hải của một quốc gia mà không tiến hành các hoạt động quân sự - ngoài khơi Crimea.

Các tàu của Mỹ đã "đi vào giới hạn 12 hải lý mà Liên Xô tuyên bố chủ quyền, như một phần trong chính sách của hải quân Mỹ về việc thỉnh thoảng khẳng định quyền đi lại trong vùng nước vượt quá giới hạn lãnh hải 3 hải lý mà Mỹ công nhận", New York Times đưa tin tại thời điểm đó.

Các tàu tiến vào lãnh hải Liên Xô gần Sevastopol, tàu Caron khoảng 7 hải lý tính từ bờ và Yorktown khoảng 10 hải lý vào giữa buổi sáng và tiến về phía đông.

Trong vòng vài phút, khinh hạm Bezzavetnyy của Liên Xô đánh chặn Yorktown, trong khi khinh hạm SKR-6 đánh chặn Caron. Cả hai tàu, nhỏ hơn các tàu Mỹ, yêu cầu người Mỹ rời khỏi vùng biển của Liên Xô nếu không sẽ "tấn công".

Khoảng 10 giờ sáng, SKR-6 đâm va tàu Caron, làm xước lớp sơn trên thân tàu Mỹ. Ít phút sau, Bezzavetnyy cũng làm điều tương tự với Yorktown, gây hư hại nhẹ cho thân tàu và hai bệ phóng tên lửa Harpoon của nó, trong khi neo bên phải của con tàu Liên Xô bị xé toạc.

Khi có tàu Liên Xô ở gần, các tàu chiến của Mỹ tiếp tục quá cảnh, rời khỏi vùng biển của Liên Xô vào khoảng giữa trưa mà không có thêm cuộc chạm trán nào.

Quá cảnh qua các khu vực do các đối thủ của Mỹ kiểm soát hoặc tuyên bố chủ quyền là một nhiệm vụ lâu đời - Yorktown và Caron đã thực hiện một nhiệm vụ tương tự ở Biển Đen vào năm 1986 - và Liên Xô thường phản ứng bằng cách điều tàu bám theo các tàu Mỹ và sau đó phản đối qua đường ngoại giao.

Nhưng cuộc chạm trán năm 1988 "chỉ là một sự kiện phôi thai", James Foggo, người chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu cho đến khi nghỉ hưu với tư cách là một đô đốc vào năm 2020, nói hồi năm ngoái.

Jerry Hendrix, một thuyền trưởng Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, nói với Business Insider trong tháng này rằng, bất chấp sự nguy hiểm vốn có khi tiếp xúc vật lý giữa các con tàu, có một mức độ chuyên nghiệp cao trong các vụ việc.

Quá cảnh vô hại hỏi tàu đi qua, trong trường hợp này là các tàu Mỹ, phải duy trì hướng  đi và tốc độ, trong khi hải quân Liên Xô "liên lạc với người Mỹ theo cách an toàn nhất có thể và sau đó cố gắng sử dụng khối lượng của chính tàu của họ, động cơ và bánh lái, để đưa người Mỹ ra khỏi cuộc hành trình.

Sự cố năm 1988 đã thúc đẩy Mỹ và Liên Xô đạt được một số thỏa thuận liên quan đến các cuộc chạm trán nguy hiểm trên biển.

Trong những năm 1990 và 2000, mối lo ngại trong Hải quân Mỹ về một cuộc chạm trán khác như vậy là "gần như không có", do quy mô của hạm đội Mỹ và các tàu của họ, cũng như việc hải quân nước khác chuyển sang ưu tiên các tàu nhỏ hơn, ông Hendrix nói.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hải quân Nga và Trung Quốc ngày càng phát triển và căng thẳng giữa Mỹ với các nước này gia tăng, nguy cơ tái diễn chiến thuật đâm va càng gia tăng.

"Căng thẳng ở Biển Đen ngày nay thực sự lại rất cao", Lyle Goldstein, giáo sư nghiên cứu, chuyên gia về chiến tranh hải quân tại Trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, nói.

Việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 từ Ukraine đã thêm vào những căng thẳng đó.

Goldstein nói: “Nếu người Ukraine có yêu sách đối với Crimea, và chúng ta thách thức yêu sách của Nga đối với Crimea, thì liệu chúng ta có coi vùng biển ngoài khơi Crimea thuộc lãnh hải hay không… Đây sẽ trở thành một vấn đề pháp lý khá hóc búa”.

Các tàu của Mỹ và Nga đã có những cuộc chạm trán cự li gần ở những nơi khác, nhưng các hành động của Nga ở Biển Đen gợi nhớ đến vụ việc năm 1988, ông Foggo nhận định.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đang thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền mà nhiều nước và tòa án quốc tế đã bác bỏ. Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải để thách thức những tuyên bố đó.

Trong một hoạt động như vậy của tàu khu trục Hải quân USS Decatur vào năm 2018, một tàu chiến Trung Quốc đã đến cách mũi tàu của Decatur 40m. Cảnh quay của hải quân Mỹ cho thấy các thủy thủ Trung Quốc chuẩn bị cho một vụ va chạm.

Hendrix cho biết: “Rất có thể sự cố năm 1988 sẽ lặp lại trong những năm tới”, chỉ ra rằng việc Trung Quốc đầu tư vào tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 055 nặng 10.000 tấn, dài hơn và lượng choán nước hơn hầu hết các tàu của Hải quân Mỹ, và Hải Tuần, một tàu hải cảnh có kích thước tương tự.

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc, một trong những lực lượng tiền tiêu của họ tại các vùng biển tranh chấp, đã quấy rối các tàu và tàu thương mại của Mỹ. Thiết kế của Hải Tuần gợi ý nhiều hơn nữa. Hendrix nói: “Không có lý do gì để một tàu cảnh sát biển có kích thước như vậy, ngoại trừ việc làm điều này (đâm va).

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.