Chiến trường Syria giúp không quân Nga thành “sát thủ”

Chiến trường Syria giúp không quân Nga thành “sát thủ”
TPO - Không quân Nga đã rút ra nhiều bài học giá trị trong chiến dịch gần đây ở Syria, theo lời một cựu tư lệnh không quân.

Trong thực tế, các hoạt động hỗ trợ của Nga đối với chính quyền ở Syria đã cho Không quân Nga cơ hội thử nghiệm tính hiệu quả của các cải tổ được thực hiện trong vài năm qua, theo thượng tướng Viktor Bondarev, cựu tư lệnh Lực lượng Không gian Nga, nay là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và an ninh thuộc Hội đồng liên bang Quốc hội Nga.

Các phần tích ông Bondarev đưa ra là một phần nghiên cứu nhiều chương về sức mạnh không quân của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, một tổ chức nghiên cứu của Nga. Trong một bài viết cho Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược, chuyên gia quân sự Douglas Barrie đã phân tích nhận định của ông Bondarev.

“Chiến dịch (hỗ trợ quân sự ở Syria) mang lại cho Lực lượng Không gian Nga những kinh nghiệm đầu tiên về các hoạt động không kích hiện đại với nhiều  đơn vị, binh chủng, và với sự liên kết cùng lực lượng của các quốc gia khác”, ông Bondarev viết.  Ông cũng cho rằng “một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công ở Syria” là việc giới thiệu các loại máy bay chiến đấu hoặc mới, hoặc được nâng cấp, một nhu cầu “cấp thiết, bởi không quân đã không nhận được trang bị mới trong 20 năm qua kể từ đầu những năm 1990”.

Ông Bondarev nói chiến dịch của không quân Nga sử dụng rộng rãi các loại vũ khí chính xác, ví dụ các loại dẫn hướng bằng GPS. Nhưng theo chuyên gia Barrie, “mặc dù các quả bom KAB-500S dẫn đường bằng vệ tinh được sử dụng ở Syria, không quân Nga tiếp tục phải dựa vào “bom ngu” (tức các loại bom không điều khiển). Một số lượng nhỏ hệ thống hỏa tiễn không đối đất hoàn hảo như Kh-29 (AS-14 Kedge) và Kh-25M (AS-10 Karen) cũng đã được sử dụng.”

Chiến trường Syria giúp không quân Nga thành “sát thủ” ảnh 1 Bom KAB-500S dẫn đường bằng vệ tinh

Ông Barrie cũng ghi nhận trên tạp chí National Interest rằng “chiến dịch (của Nga) ở Syria đã mang đến cơ hội thử nghiệm tên lửa chiến thuật không đối đất tầm trung Kh-38. Họ tên lửa Kh-38 được dự kiến thay thế các tên lửa Kh-29 và Kh-25. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có hình ảnh nào liên quan đến tên lửa Kh-38 triển khai ở Syria được công bố, trong khi phía Nga đưa ra các tuyên bố trái ngược về việc tên lửa này được sử dụng hay không trong chiến dịch. Một biến thể của loại tên lửa này là hỏa tiễn Kh-38ML dẫn đường bằng laser bán chủ động được cho là đã hoàn tất thử nghiệm phát triển vào năm 2017”.

Chiến trường Syria giúp không quân Nga thành “sát thủ” ảnh 2 Tên lửa không đối đất Kh-38

Tháng 9/2018, ông Bondarev tuyên bố 85.000 phiến quân khủng bố bị tiêu diệt trong các cuộc không kích của Nga. “Trong hơn 3 năm, hàng chục ngàn mục tiêu khủng bố, bao gồm kho đạn dược, căn cứ, trung tâm điều khiển, bị không kích”, ông nói.  “Khoảng 100.000 tên khủng bố bị diệt, trong đó không quân diệt 85.000 tên”.

Ông Bondarev viện dẫn “tính chính xác cao của các loại vũ khí hàng không”, nói thêm rằng “lực lượng không quân của chúng tôi đã thực hiện và tiếp tục thực hiện tấn công chính xác vào các mục tiêu của bọn khủng bố”. Ông cho rằng việc can dự của Nga vào Syria đã cải thiện vị thế của Nga trước NATO.  “Cần phải xét đến chuyện tham gia chống khủng bố ở Syria đã giúp Nga thử nghiệm nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự, chứng minh sức mạnh quân sự của chúng tôi, và do đó, đảm bảo an toàn cho nước Nga thậm chí trước các nỗ lực gây hấn có thể có từ phía các nước NATO, vốn trước năm 2015 chưa từng chứng kiến đột phá của quân đội Nga và ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong vòng 15 năm”.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.