Chuyên gia đề xuất thiết kế lại hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

Ảnh: TopWar
Ảnh: TopWar
TPO - Mỹ thừa nhận sức mạnh quân sự của Nga và hiện đang tích cực nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ khỏi cuộc tấn công tên lửa trong trường hợp xung đột vũ trang phát sinh giữa hai nước. Hãng tin BreakingDefence của Mỹ cho biết như vậy.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng của Mỹ, nhà phân tích, nhà báo Tom Caraco đã thừa nhận trên BreakingDefence rằng, Nga là một đối thủ rất nguy hiểm. Vấn đề là ở chỗ, Moscow đang sở hữu kho vũ khí khổng lồ, gồm các phương tiện chiến đấu và vũ khí tiêu diệt mục tiêu đối phương ở bất kỳ thời điểm nào.

Nga có các tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại trang bị đầu đạn hạt nhân, thậm chí các tổ hợp tên lửa chiến thuật, trong đó có tên lửa chống hạm trên bờ. Số đạn dược của Nga cũng có công nghệ rất cao, điều này tạo khả năng sử dụng các đầu đạn phản lực để tiêu diệt lực lượng đối phương trong các điều kiện bị chế áp hỏa lực và điện tử tích cực.

Những khả năng chiến đấu hiện đại của Nga khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ mất hiệu quả, và điều này hoàn toàn có thể dẫn tới các thất bại quân sự của Mỹ, chuyên gia Caraco thừa nhận. Tuy nhiên, với những gì đạt được, Moscow sẽ không dự định dừng lại mà đang tiếp tục phát triển vũ khí siêu thanh.

Chuyên gia quân sự này nhấn mạnh, trình độ công nghệ của Nga không phải là vấn đề duy nhất đối với Mỹ. Cần phải tính tới các sai lầm chiến thuật – chiến lược của Lầu Năm Góc khi đưa ra một học thuyết phòng thủ tên lửa yếu kém.

Hiện các nhà quân sự Nga có thể phát hiện và tiêu diệt các tổ hợp phòng thủ tên lửa của Mỹ mà không gặp trở ngại nào từ những đặc tính trong việc khai thác sử dụng hệ thống Patriot và Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Những hệ thống phòng thủ tên lửa này khá lớn và được cấu thành từ các nhóm lớn với nhiều thiết bị – từ trạm radar cho tới các bệ phóng. Tất cả chúng phải triển khai gần nhau trên một vùng diện tích. Do đó, các tổ hợp này phát ra nhiều nhiệt và sóng vô tuyến, khiến chúng dễ bị phát hiện. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là các bệ phóng không có tính cơ động cao và việc triển khai rất phức tạp.

Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra các kiến nghị để giải quyết vấn đề trên. Theo chuyên gia Caraco, cần thay đổi học thuyết phòng thủ và hướng tới bảo vệ theo phân cấp.

Việc hiện thực hóa đề xuất này sẽ không đơn giản vì yêu cầu Mỹ phải có sự đầu tư và phối hợp rất lớn. Ít nhất, cần phải kết thúc hoạt động của IBSC (Trung tâm Điều hành giao chiến) bằng hệ thống giám sát, kiểm soát không gian mới. Sau đó mới có thể bắt đầu tính tới các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Chuyên gia Caraco còn cho biết, nhiệm vụ của các tổ hợp THAAD và Patriot có thể sẽ được phối hợp với nhau. Ví dụ, tên lửa Patriot có thể xác định mục tiêu không cần tự phát hiện mà nhờ các trạm radar tầm xa của hệ thống THAAD.

Chuyên gia quân sự này thậm chí còn nhấn mạnh tới việc sử dụng các tổ hợp phóng tên lửa đa năng. Điều này có cái gì đó giống với dự án máy phóng đa nhiệm (Army Multi-Mission Launcher - MML), nhưng quy mô lớn hơn. Các tổ hợp phòng thủ tên lửa với công nghệ này sẽ cho phép sử dụng được nhiều tên lửa khác nhau, cả tấn công và phòng thủ.

Kết thúc phỏng vấn, chuyên gia Caraco khẳng định, phương án của ông có thể sẽ thiết kế lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ mà hiện nay chỉ có thể tiêu diệt được các tên lửa của Triều Tiên chứ không phải của Nga hoặc Trung Quốc.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG