CSR: Tấn công nước Nga là suy tính viển vông

Ảnh: RIA Novosti
Ảnh: RIA Novosti
TPO - Về triển vọng trung hạn, Nga vẫn sẽ là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới về mặt quân sự, và việc gây hấn quân sự trực tiếp chống Nga khó có thể xảy ra.

Trên đây là báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược (CSR).

“Về trung hạn, Nga sẽ vẫn là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới về quân sự, là một cường quốc hạt nhân”, theo Sputnik.

CSR cho rằng “cuộc xâm lược quân sự trực tiếp chống Nga là khó xảy ra, dù với các quốc gia láng giềng và các liên minh”.

“Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang cần phải được hiện đại hóa phù hợp với cải tiến kỹ thuật và quản lý hơn nữa”, báo cáo cho biết.

Vào hôm qua 28/6, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng Nga sẽ tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự để tự vệ chống mọi kẻ thù tiềm năng, đồng thời để đảm bảo hoạt động hệ thống cân bằng cho tất cả các quân chủng và binh chủng.

"Một lực lượng vũ trang hiện đại, hùng mạnh và cơ động mới có khả năng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nước Nga và các đồng minh trước bất cứ đối thủ tiềm tàng nào, trước sức ép từ những quốc gia không muốn nước Nga độc lập, có chủ quyền", Tổng thống Putin tuyên bố trước lễ tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học quân đội Liên bang.

Theo lời Tổng thống Nga, "trong những năm qua, sức mạnh quân đội Nga đã được củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ sĩ quan, và điều này được minh chứng bởi hoạt động chống khủng bố ở Syria".

“Chúng ta có kế hoạch thúc đẩy hơn nữa sức mạnh chiến đấu của lục quân và hải quân, đưa ra hoạt động hài hòa và phù hợp cho tất cả các nhánh và quân chủng trong quân đội dựa vào các kế hoạch và chương trình dài hạn, đồng thời tăng cường chất lượng và sức mạnh cho huấn luyện chiến đấu”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Báo cáo của CSR đồng thời cũng lưu ý rằng Nga có khả năng “là trung gian hòa giải trong đối thoại liên văn hóa và liên văn minh, đồng thời tham gia tích cực trong cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, cuộc đối đầu với phương Tây trong thời gian dài gây hại cho Nga và “đặt nó trước lựa chọn, một mặt giữa chủ quyền và an ninh và mặt khác, tham gia vào các tương tác xuyên biên giới và toàn cầu”.

Báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, Nga đã quay trở lại top các nước hàng đầu chi tiêu quân sự khi Moscow gia tăng số tiền tiêu cho quốc phòng năm 2016 lên 69,2 tỷ USD.

Mức tăng 5,9% trong chi tiêu quốc phòng 2016 của Nga chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc trong danh sách những quốc gia tiêu nhiều nhất cho quân sự.

Năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ kế hoạch chi tiêu hơn 20 nghìn tỷ ruble (360 tỷ USD) để hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự đã lỗi thời đến năm 2025.

Theo Theo SputnikNews
MỚI - NÓNG