Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân âm thầm ở Trung Đông

Chương tình hạt nhân Iran gây lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân âm thầm trong khu vực.
Chương tình hạt nhân Iran gây lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân âm thầm trong khu vực.
Một cuộc chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân diễn ra âm thầm trong khu vực Vùng Vịnh nhạy cảm nhất thế giới gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, hơn nữa tình hình sẽ càng trở nên phức tạp hơn bởi mối đe dọa chất liệu phóng xạ rơi vào tay các nhóm khủng bố.

Cuộc đàm phán hạt nhân của nhóm P5+1 (bao gồm Đức và 5 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) đang sắp kết thúc. Đối với một số quốc gia đối đầu với Iran trong khu vực, cuộc đàm phán cũng là thời hạn cuối cùng cho ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân của chính họ. Arập Xêút là nơi tích cực kêu gọi điều tra chương trình hạt nhân của Iran.

Một cuộc chạy đua trang bị vũ khí hạt nhân diễn ra âm thầm trong khu vực Vùng Vịnh nhạy cảm nhất thế giới gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, hơn nữa tình hình sẽ càng trở nên phức tạp hơn bởi mối đe dọa chất liệu phóng xạ rơi vào tay các nhóm khủng bố.

Tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo được coi là khoảng thời gian thiêng liêng và yên bình của những tín đồ tôn giáo này. Nhưng, bầu không khí của năm nay có hơi khác. Các quốc gia Vùng Vịnh đều biết rằng thời hạn cuối cùng cho những cuộc đàm phán hạt nhân giữa nhóm cường quốc phương Tây do Mỹ đứng đầu và cả chính quyền Iran đang sắp đến. Arập Xêút lẫn Israel đều theo dõi sát sao tiến trình đàm phán cam go này bởi vì họ đều tự coi mình là mục tiêu ưu tiên của bất cứ quả bom hạt nhân nào của Iran trong tương lai.

Sự sợ hãi của các quốc gia khác trong Vùng Vịnh cũng lớn không kém trước những tham vọng hạt nhân của chính quyền Tehran. Iran tự coi mình là người bảo vệ cho dòng Hồi giáo Shiite ở bất cứ nơi đâu có cộng đồng người này sinh sống và cũng tin rằng họ có quyền xuất khẩu cuộc cách mạng của họ đến những nơi này. Do đó, những đối thủ trong khu vực mà đứng đầu là Arập Xêút đều coi Iran là mối nguy hại đối với an ninh quốc gia.

Trong khi Arập Xêút từ lâu chủ trương phi hạt nhân hóa trong khu vực Trung Đông, giới lãnh đạo của nước này vẫn nghi ngờ về chương trình hạt nhân của Iran. Abdullah al-Askar, cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Shoura của Arập Xêút, nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn mong muốn khu vực không có vũ khí hạt nhân. Nhưng, nếu Iran tạo ra quả bom thì không có gì ngăn cản chúng tôi tạo ra một quả bom như thế. Bất chấp cộng đồng quốc tế có can thiệp".

Còn Ibrahim al-Marie, chuyên gia phân tích an ninh của Arập Xêút, mạnh dạn cho rằng: "Giới lãnh đạo của chúng tôi không cho phép Iran sở hữu vũ khí hạt nhân trong khi chúng tôi không có. Nếu Iran công bố sở hữu quả bom thì chúng tôi không thể chờ đến 30 năm để sở hữu được nó cho riêng mình. Mà, chúng tôi sẽ công bố vũ khí này của chúng tôi trong vòng 1 tuần".

Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân âm thầm ở Trung Đông ảnh 1

Abdullah al-Askar, cựu Chủ tịch Hội đồng cố vấn Shoura của Arập Xêút.

Hiện nay, Arập Xêút và các đồng minh đang tăng cường chống lại Iran thông qua những cuộc xung đột ở khu vực, từ Syria, Iraq cho đến Yemen. Ngoài mối lo sợ một nước Iran có vũ khí hạt nhân sẽ thống trị Trung Đông liên minh Arập Xêút cũng không tin vào vai trò người bảo vệ an ninh khu vực của Mỹ. Hoàng thân Faisal bin Saud bin Abdulmohsen, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu và Học thuật Hồi giáo King Faisal ở Ryadh, cho rằng "nếu Iran có khả năng sản xuất uranium làm giàu với cấp độ vũ khí và triển khai nó" thì Arập Xêút cũng sẽ có khả năng đó để đáp trả.

Từ lâu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng thỏa thuận hạt nhân là không cần thiết đối với những quốc gia như Arập Xêút nhằm ngăn cản họ xây dựng chương trình hạt nhân cho riêng mình. Tuy nhiên, Washington vẫn thấy lo ngại về những hậu quả không thể lường trước ở Trung Đông nếu những biện pháp trừng phạt Tehran thất bại.

Thật ra, Arập Xêút đã triển khai chương trình hạt nhân dân sự và ký những thỏa thuận chia sẻ và hợp tác huấn luyện về công nghệ hạt nhân với Hàn Quốc và Pháp. Arập Xêút có kế hoạch xây dựng sản lượng điện hạt nhân 17,6 gigawatt vào năm 2032 - theo KACARE, chương trình năng lượng hạt nhân và tái tạo của nước này được thành lập năm 2010.

Trong khi Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) không muốn làm giàu uranium ngay trên lãnh thổ của mình, Arập Xêút lại lựa chọn điều đó bất chấp sức ép từ Mỹ. Ngoài Pakistan, người ta tin rằng quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu kho vũ khí hạt nhân là Israel mặc dù nước này từ chối khẳng định hay phủ nhận điều này. 

Olli Heinonen, cựu Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và hiện là chuyên gia Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer Đại học Havard, nhận định trong tương lai gần Arập Xêút sẽ không vi phạm những quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà nước này đã ký kết, song giới chức Riyadh vẫn có thể chọn giải pháp này nếu cảm thấy bị quả bom hạt nhân của Iran đe dọa.

Theo ông Heinonen thì Arập Xêút hoàn toàn có khả năng sở hữu quả bom hạt nhân trong thời gian ngắn bởi vì quốc gia láng giềng và đồng minh thân cận của họ là Jordan có trữ lượng uranium lớn nhất trong khu vực Trung Đông. Heinonen khẳng dịnh: "Jordan có quá nhiều uranium nhưng lại không có tiền để khai thác. Thế cho nên, tôi cho rằng Arập Xêút sẽ hợp tác với quốc gia đồng minh này".

Điều đó cho thấy nếu cuộc đàm phán hạt nhân với Iran thất bại, Arập Xêút cũng như các quốc gia trong khu vực sẽ không bao giờ từ bỏ ý định xây dựng chương trình vũ khí hạt nhân cho chính họ bất chấp "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ! Và, thậm chí Riyadh cũng có thể mua vũ khí hạt nhân từ Pakistan.

Theo Theo An Ninh Thế Giới
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.