Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II

Nhằm chống lại sức mạnh tăng thiết giáp đáng gờm của Liên Xô và quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, phát xít Đức đã phát triển hàng loạt kiểu pháo chống tăng tự hành, có sức mạnh đáng sợ.
Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 1

Trong Thế chiến thứ II, phát xít Đức đã phát triển nhiều kiểu loại pháo chống tăng tự hành có sức mạnh đáng sợ nhằm chống lại lực lượng xe tăng của Liên Xô và quân đồng minh.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 2

Hầu hết các pháo chống tăng của Đức cũng như nhiều nước khác thời kỳ này đều không có tháp pháo hoặc tháp pháo có thể quay. Khẩu pháo được gắn chặt vào thân xe với mặt giáp trước rất dày. Chúng phù hợp với chiến thuật phục kích hoặc chiến đấu có hỗ trợ của xe tăng hộ thân vì khả năng xoay trở kém. 

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 3

Pháo chống tăng Marder I trang bị pháo 75mm PaK 40 đạt tầm bắn trực tiếp hiệu quả 1,8km. Điểm yếu của khẩu pháo này là kích cỡ khung gầm nhỏ chứa ít đạn dược, không được bọc giáp toàn thân khiến nó dễ bị tiêu diệt.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 4

Pháo chống tăng tự hành Marder II được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer II, bọc giáp dày 5-35mm, trang bị pháo chống tăng 75mm Pak 40.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 5

 Pháo chống tăng Marder III được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 38(t) có lớp giáp dày từ 10-50mm, trang bị pháo chống tăng 76,2mm PaK 36(r) hoặc 75mm Pak 40. 

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 6

Pháo chống tăng hạng nhẹ Hetzer thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 389(t) bọc giáp dày 8-60m, trang bị pháo 75mm Pak 39 L/48 được đánh giá có thể diệt tăng đồng minh ở cự ly đến 1.000m. Một trong những ưu điểm của Hetzer là kích thước nhỏ nên dễ ẩn nấp phục kích các đoàn tăng - thiết giáp đối phương.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 7

 Pháo chống tăng tự hành StuG III được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng trung Panzer III được bọc giáp dày 16-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48 có khả năng xuyên giáp 106mm ở cự ly 100mm, 96mm cách 500m, 85mm cách 1.000m, 64mm cách 2.000m.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 8

Pháo chống tăng tự hành StuG IV được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng trung Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48. 

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 9

Pháo chống tăng tự hành Nashorn bọc giáp dày 20-30mm phần thân và thượng tầng 10mm, trang bị pháo 88mm Pak 43/1 có khả năng xuyên giáp dày 202mm ở cự ly 100m, 185mm cách 500m, 132mm cách 2.000m với đạn xuyên giáp Pzgr. 39/43 hoặc nếu dùng đạn Pzgr. 40/43 thì xuyên giáp dày 238mm cách 100m, 217mm cách 500m và 153mm cách 2.000m.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 10

Pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer IV được phát triển trên cơ sở xe tăng Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, sử dụng pháo chính 75mm Pak 42 L/70 hoặc 75mm Pak 39 L/48. Khoảng 2.000 chiếc được sản xuất từ tháng 12/1943 tới tận tháng 4/1945. Ở giai đoạn cuối chiến tranh, Jagdpanzer IV được dùng như một cỗ tăng nhằm ngăn chặn bước tiến của Hồng quân Liên Xô trong tuyệt vọng.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 11

Pháo chống tăng Jagdpanther được phát triển ở giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới hai trên cơ sở khung gầm tăng hạng trung Panther. Nó thừa hưởng bộ giáp và hệ truyền động tuyệt vời của Panther và trang bị khẩu pháo 88mm Pak 43/3 hoặc 43/4 L/71 uy lực trên xe tăng Tiger. Khẩu pháo này đủ khả năng xuyên giáp hầu như mọi loại tăng Liên Xô và quân đồng minh trên chiến trường khi đó.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 12

 Pháo chống tăng hạng nặng Jagdtiger được phát triển dựa trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger II nên thừa hưởng bộ giáp "khủng" dày tới 250mm, trang bị pháo chính 128mm Pak 44. Khẩu pháo này có khả năng xuyên giáp dày hơn 200mm ở góc chạm 30 độ cự ly 1.000m, 148mm ở cách 2.000m. Tuy nhiên, sự phức tạp trong thiết kế cũng như khó khăn của Đức cuối chiến tranh khiến chỉ có 88 khẩu được chế tạo. Số lượng quá ít để tạo nên sự đột biến trên chiến trường khi đó.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 13

 Pháo chống tăng tự hành Ferdinand phát triển trên cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger (P) có bộ giáp dày tới 200mm, trang bị pháo chính 88mm Pak 43/2 L/71.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 14

Ngoài các pháo chống tăng được kể trên, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức còn phát triển một số mẫu pháo khác. Ví dụ như, trong ảnh là pháo chống tăng tự hành Sturer Emil phát triển trên cơ sở xe tăng hạng trung VK 30.01 (H) với lớp giáp dày 15-50mm, trang bị pháo chính 128mm PaK 40 L/61. Chỉ có hai chiếc được chế tạo trong năm 1942.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 15

Pháo chống tăng tự hành Panzer-Selbstfahrlafette II được thiết kế với khung gầm xe half-track (kết hợp bánh lốp và bánh xích), bọc giáp dày 5,5-20mm, pháo chính 75mm Kanone L/41.

Dàn pháo chống tăng tự hành của Đức trong Thế chiến thứ II ảnh 16

Dự án siêu pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer E 100 được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng siêu nặng E 100 sở hữu lớp giáp dày 200mm, trang bị pháo chính 170mm có khả năng xuyên giáp dày 420mm với đạn HEAT. Dự án chỉ được vạch ra trên giấy mà không bao giờ được hoàn thiện.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.